Kinh tế tập thể của tỉnh Gia Lai chuyển biến rõ nét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Gia Lai đã có sự chuyển biến rõ nét. Một số hợp tác xã (HTX) đã liên kết với người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập ổn định.



Cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã triển khai nhiều nội dung liên quan đến các ngành, địa phương. Trong đó, tập trung đa dạng hóa tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể để người dân và các thành viên HTX thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 50/2003/QĐ-UBND về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Đến nay, UBND tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Đặc biệt, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác phát triển HTX nông nghiệp. Theo đó, nhiều chỉ thị, văn bản về tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đã được ban hành. Tỉnh cũng tổ chức nhiều buổi làm việc với các sở, ban, ngành liên quan để nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp nhằm kịp thời có giải pháp giúp các HTX phát triển sản xuất kinh doanh.

 Sản phẩm Tiêu Lệ Chí của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) được trưng bày tại triển lãm hàng hóa của các hợp tác xã khu vực ASEAN tổ chức ở Thái Lan năm 2018. Ảnh: internet
Sản phẩm Tiêu Lệ Chí của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) được trưng bày tại triển lãm hàng hóa của các hợp tác xã khu vực ASEAN tổ chức ở Thái Lan năm 2018. Ảnh: internet



Với chức năng và nhiệm vụ được giao, trong 15 năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật HTX năm 2012 cùng các văn bản, chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước đối với các HTX và mô hình HTX kiểu mới phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập ổn định cho các HTX nông nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho các HTX thi công những công trình dân sinh công cộng như: kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai nhiều đề tài, dự án hỗ trợ các HTX nông nghiệp chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản… để nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường, góp phần thúc đẩy các HTX nông nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích các HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trong nông nghiệp. Nhờ đó, một số HTX nông nghiệp đã tìm được hướng đi mới phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Điển hình như HTX Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện) liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gạo an toàn; HTX Dịch vụ-Sản xuất-Kinh doanh nông lâm nghiệp Long Hưng (huyện Chư Pưh) liên kết sản xuất các giống lúa ML48, JO2 và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Phang; HTX Nông nghiệp Tân Tiến (huyện Ia Pa) sản xuất, cung ứng các dịch vụ vận chuyển mía nguyên liệu đến nhà máy đường; HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) áp dụng công nghệ trồng hồ tiêu hữu cơ…

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 470 tổ hợp tác với 4.645 tổ viên, doanh thu đạt 15,1 tỷ đồng/năm; có 214 HTX, trong đó 151 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với 7.534 thành viên, doanh thu giai đoạn 2003-2018 đạt hơn 214,8 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 5,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 6,3 tỷ đồng… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 6 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, tổng doanh thu trong 15 năm qua đạt hơn 151,8 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 2,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 7,2 tỷ đồng, trở thành kênh huy động vốn vay hiệu quả ở khu vực nông thôn.

Ông Võ Ngọc Giàu-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Dịch vụ-Sản xuất-Kinh doanh nông lâm nghiệp Long Hưng-cho biết: “Trong 2 năm trở lại đây, HTX đã liên kết với 120 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Phang sản xuất 100 ha lúa nước bằng giống Ma Lâm 48. Sản phẩm của nông dân sau thu hoạch được HTX bao tiêu toàn bộ với giá ổn định 5.000 đồng/kg, ước tính bà con thu lãi 25-30 triệu đồng/ha. Hiện nay, HTX tiếp tục liên kết với các hộ sản xuất giống lúa JO2 và thu mua theo giá thị trường là 7.000-9.000 đồng/kg. Đây là cách làm mới đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân và HTX”.

Huyện Phú Thiện là một trong những địa phương có nhiều HTX nông nghiệp đang hoạt động. Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX nông nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa cho bà con nông dân. Cụ thể, huyện hỗ trợ lúa giống để các HTX xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, mua máy móc phục vụ sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Nhờ đó, một số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực giúp người dân yên tâm sản xuất. “Để nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể với nòng cốt là các HTX nông nghiệp, thời gian tới, huyện tiếp tục tìm giải pháp để vực dậy các HTX hoạt động trung bình. Huyện cũng đề nghị Trung ương và tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng nhà kho, sân phơi để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”-ông Tuấn chia sẻ.

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhận thức của cán bộ, nhân viên HTX được nâng cao; số HTX thành lập mới hàng năm đều tăng so với năm trước; các HTX hoạt động đa ngành nghề và hướng đến sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, nhất là ở vùng nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX từng bước được triển khai áp dụng theo đúng quy định.

Dù vậy, việc phát triển kinh tế tập thể vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: nội lực của các HTX còn yếu, việc sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Việc liên doanh liên kết giữa HTX với doanh nghiệp chưa chặt chẽ; huy động, thu hút vốn đầu tư và tiếp cận vốn vay còn nhiều khó khăn. Để kinh tế tập thể phát triển mạnh, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế tập thể trong cả hệ thống chính trị, tạo môi trường thuận lợi để HTX phát triển; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để các xã đạt chuẩn; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị và đặc biệt là gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

 NGUYỄN DIỆP  
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.