Kiểm tra kim loại nặng trong sản phẩm Herbalife

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước việc báo chí thông tin về một cô gái tại Ấn Độ tử vong sau khi dùng sản phẩm thực phẩm chức năng Herbalife do chứa nhiều kim loại nặng và vi sinh vật vượt ngưỡng giới hạn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã vào cuộc.

 

Ngày 10-6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trước việc báo chí thông tin về một cô gái tại Ấn Độ tử vong sau khi dùng sản phẩm thực phẩm chức năng Herbalife do chứa nhiều kim loại nặng và vi sinh vật vượt ngưỡng giới hạn, cục đã chỉ đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM lấy mẫu ngẫu nhiên một số sản phẩm của Herbalife đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn như: kim loại nặng, vi sinh vật…

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm Herbalife được kiểm nghiệm đều nằm trong ngưỡng cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Trước các thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu và sản xuất tại Việt Nam đều phải kiểm nghiệm và đăng ký bản công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông.

Cùng với đó, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được thông tin từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Thái Lan khẳng định, không có bằng chứng để kết luận về độ an toàn của các sản phẩm Herbalife nhập khẩu vào Thái Lan liên quan đến sự cố tại Ấn Độ.

 

MINH KHANG (sggp)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.