Kiểm tra hoạt động kinh doanh mua bán chế biến gỗ gia công tại xã Hải Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 27-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã có buổi khảo sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh mua bán, chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa). Tham gia cùng đoàn có đại diện lãnh đạo huyện Đak Đoa và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của UBND huyện Đak Đoa, trên địa bàn xã Hải Yang hiện có 66 cơ sở có hoạt động kinh doanh mua bán đồ dùng nội thất, sản xuất, chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng từ năm 2018 đến nay. Trong đó, 1 doanh nghiệp và 2 hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất, 63 cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Phần lớn các cơ sở mua gỗ của các doanh nghiệp khác ở trong tỉnh, gỗ nhập khẩu từ các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh… để gia công sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế trao đổi cùng người dân về những khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế trao đổi cùng người dân về những khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Nguyễn Diệp

Thời gian qua, UBND huyện Đak Đoa thường xuyên chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa, UBND xã Hải Yang theo dõi, kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc lâm sản, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, khó khăn vướng mắc hiện nay là Công văn số 2254/UBND-NL ngày 20-6-2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý các cơ sở chế biến, mua bán gỗ trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tại ý 1 mục 4 của văn bản này, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố “cấp giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến, mua bán gỗ cho hộ kinh doanh, hợp tác xã theo quy định và theo các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP", Kết luận số 59-KL/TU của Tỉnh ủy Gia Lai. Trong quá trình giải quyết hồ sơ cấp mới lưu ý cơ sở chế biến gỗ phải nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung và có nguồn gốc gỗ hợp pháp’ nên cơ quan chuyên môn của huyện không có cơ sở để cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã cho các hộ gia đình, cá nhân làm căn cứ kiểm tra.

Khảo sát thực tế khu vực để xây dựng khu sản xuất tập trung xã Hải Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp

Khảo sát thực tế khu vực để xây dựng khu sản xuất tập trung xã Hải Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp

Kết luận sau buổi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế nhấn mạnh: Các cơ sở trên địa bàn xã Hải Yang đã tận dụng thương hiệu rừng Tây Nguyên để hình thành khu sản xuất. Các xưởng đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Tuy nhiên vẫn có những bất cập do chưa được cấp giấy chứng nhận, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh. Để tháo gỡ khó khăn mang thương hiệu gỗ Hải Yang trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát lại các quy định của pháp luật xem tình hình thực tiễn còn phù hợp không để tham mưu UBND tỉnh thay đổi theo thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc rà soát cấp phép kinh doanh hướng dẫn huyện Đak Đoa và xã Hải Yang làm thủ tục đăng ký. Sở Công thương rà soát, tìm hiểu và hướng dẫn hình thành các cụm làng nghề, trước mắt cho xã Hải Yang về lâu dài nhân rộng sang các địa phương khác. Đặc biệt, phải phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.