Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong ở huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-11, Hội đồng kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra, giám sát loại trừ bệnh phong tại xã Lơ Ku và thị trấn Kbang nhằm đánh giá các kết quả đạt được trong công tác loại trừ bệnh phong tiến tới công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn huyện Kbang.

Qua kiểm tra, giám sát xã Lơ Ku và thị trấn Kbang, Hội đồng kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tỉnh Gia Lai đánh giá 2 địa phương trên đều đạt 4 tiêu chí trong công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện năm 2022 gồm: 3 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân; 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng; 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị; 100% người bệnh phong nghèo khuyết tật nặng có nhà ở.

Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra tại Hội nghị tổng kết công tác loại trừ bệnh phong huyện Kbang ngày 17-11. Ảnh: Như Nguyện
Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra tại Hội nghị tổng kết công tác loại trừ bệnh phong huyện Kbang ngày 17-11. Ảnh: Như Nguyện

Qua kiểm tra, tổng số điểm trung bình mà huyện Kbang đạt được là 292,5/290 điểm (trong đó có 5 điểm thưởng), đạt loại xuất sắc. Như vậy, tiếp theo các huyện Chư Păh, Krông Pa, Đak Đoa, Chư Pưh, Kbang là huyện thứ 5 của tỉnh Gia Lai đảm bảo đủ các tiêu chí để công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện. Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, Sở Y tế sẽ báo cáo và tham mưu UBND tỉnh ra quyết định công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn Kbang trong thời gian tới.

Dịp này, Trung tâm Y tế huyện Kbang đã tặng giấy khen cho 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác loại trừ bệnh phong trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh trao giấy khen cho 3 cá nhân làm tốt công tác phòng-chống phong trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế trao giấy khen cho 3 cá nhân làm tốt công tác phòng-chống phong trên địa bàn. Ảnh: Như Nguyện

Được biết, sau khi được công nhận loại trừ bệnh phong cấp huyện, công tác phòng-chống phong trên địa bàn huyện Kbang sẽ tiếp tục được duy trì, tiến tới thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh phong trong năm 2030. Theo đó, ngành chức năng sẽ tiếp tục duy trì các kết quả đạt được, tăng cường công tác phòng-chống bệnh phong tuyến huyện và xã, lồng ghép công tác khám phát hiện và điều trị vào mạng lưới y tế xã, thị trấn; nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tàn tật và phẫu thuật phục hồi chức năng cho người tàn tật; xã hội hóa y tế, vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ phục hồi kinh tế giúp bệnh nhân phong hòa nhập cộng đồng…

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.