Khuyến khích nông dân vươn lên làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, trên địa bàn huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã xuất hiện nhiều gương hội viên, nông dân đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương.
 Nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện trồng mì cao sản xen trong rẫy điều cho hiệu quả cao. Ảnh: D.P
Nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện trồng mì cao sản xen trong rẫy điều cho hiệu quả cao. Ảnh: D.P
 
Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện: “Để đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi thì trước tiên phải mở lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiếp đến là nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hiệu quả đã có. Sau khi xây dựng mô hình thành công, chúng tôi tham vấn ý kiến của huyện, tỉnh để chuyển giao, nhân rộng đến toàn thể hội viên. Từ cách làm này, chúng tôi đã khuyến khích, nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả”.

Năm 1990, theo chính sách kinh tế mới, gia đình bà Lê Thị Thành rời quê hương Ninh Bình đến huyện Phú Thiện lập nghiệp. Khởi đầu ở vùng đất mới (tổ 13, thị trấn Phú Thiện), tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với bản tính chăm chỉ, cần kiệm cộng với sự quan tâm tạo điều kiện của địa phương, đến nay, gia đình bà Thành đã có 1,6 ha lúa nước 2  vụ và 7 ha hoa màu, cho thu nhập bình quân 500 triệu đồng mỗi năm. Vì vậy, nhiều năm liền, gia đình bà đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. “Đời sống gia đình tôi được cải thiện nhiều, con cái xây dựng gia đình và có việc làm ổn định, có thu nhập tương đối cao. Tôi còn thường xuyên được Hội Nông dân các cấp đưa đi tập huấn các lớp trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng”-bà Thành cho hay.
Ông Nguyễn Đức Thắng-Chi hội trưởng chi hội Nông dân thôn Thanh Trang, kiêm Giám đốc Hợp tác xã cá giống Ia Peng cũng là một điển hình trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Mỗi năm, Hợp tác xã cung cấp hơn 5 tấn cá giống các loại cho thị trường các tỉnh Bình Định, Đak Lak, Kon Tum, Phú Yên... góp phần tăng thu nhập cho xã viên và nông dân trên địa bàn. “Nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan mô hình nuôi cá giống ở các địa phương khác, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích ao hồ ươm cá giống phục vụ bà con trong huyện và vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn”-ông Thắng nói.
Hội Nông dân huyện Phú Thiện hiện có 10 hội cơ sở xã, thị trấn; 130 chi hội thôn, làng, tổ dân phố với tổng số 8.800 hội viên. Trong nhiệm kỳ 2013-2018, các cấp Hội trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia. Qua phát động, hàng năm có khoảng 5.100 hộ hội viên đăng ký, theo kết quả bình xét có trên 3.700 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, huyện đã thành lập được 1 câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản và 1 hợp tác xã cá giống hoạt động hiệu quả. Từ phong trào này, mỗi năm Hội Nông dân huyện Phú Thiện giảm từ 10 đến 12% hội viên nghèo; tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng.
Dũng Phương

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.