Không khai giảng, mang toàn kinh phí ủng hộ bão lũ, một trường ĐH nhận 'mưa' lời khen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chưa đầy 1 giờ thông báo, fanpage của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) đã nhận "mưa" lời khen từ cộng đồng mạng vì hành động nhân văn, kịp thời hỗ trợ đồng bào vùng lũ miền Bắc.

Sáng 13-9, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo trên fanpage sẽ không tổ chức lễ khai giảng để dùng toàn bộ kinh phí ủng hộ đồng bào miền Bắc.

Nhà trường cho biết đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra vào ngày 27-9. Tuy nhiên, những ngày qua bão lũ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng khu vực miền Bắc. Trước tình hình khẩn cấp này, nhà trường nhận thấy việc sẻ chia và hỗ trợ cộng đồng lúc này là việc làm cần thiết hơn.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -(ĐHQG TP HCM) sẽ không tổ chức lễ khai giảng, dùng toàn bộ số tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc. Ảnh: Fanpage nhà trường

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -(ĐHQG TP HCM) sẽ không tổ chức lễ khai giảng, dùng toàn bộ số tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc. Ảnh: Fanpage nhà trường

PGS - TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết kinh phí để tổ chức lễ khai giảng là 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này trường sẽ chuyển cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để tiếp sức cho đồng bào các tỉnh miền Bắc, san sẻ giúp khắc phục hậu quả của thiên tai.

Thông báo cho biết lễ khai giảng là một dịp rất quan trọng, đặc biệt là với những bạn tân sinh viên. Tuy nhiên, nhà trường hy vọng toàn thể sinh viên có thể đồng cảm và thể hiện tinh thần tương thân tương ái ngay lúc này.

Chưa đầy 1 giờ sau khi thông báo, fanpage nhà trường nhận được "mưa" lời khen từ sinh viên, phụ huynh và cộng đồng mạng.

Hành động đẹp của nhà trường nhận "mưa" lời khen
Hành động đẹp của nhà trường nhận "mưa" lời khen

Tài khoản Quỳnh Như bình luận: "Em cảm thấy vui vì mình đã chọn đúng trường để học, tự hào khi mình là một "người dưới mái trường nhân văn". Vì bão lũ mà đã có biết bao nhiêu mất mát, đây thực sự là nỗi đau lớn với đồng bào ta. Cảm ơn trường vì đã có những đóng góp to lớn để giúp đỡ đồng bào dân tộc".

Tài khoản Duy Cường chia sẻ có con gái đang học tại trường. Khi đọc thông báo, ông cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc. "Hành động nhân văn, đúng với tên gọi của nhà trường. Gia đình chúng tôi đồng lòng ủng hộ".

Hiện tại, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đang phát động, kêu gọi viên chức, người lao động và sinh viên tiếp tục đóng góp ủng hộ cho đồng bào miền Bắc.

Theo Huế Xuân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.