Khi nào thì biến thể Delta Covid-19 biến mất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biến thể Delta COVID-19 có thể biến mất khi nó tự đột biến, mất khả năng nhân rộng và lây lan.

Biến thể Delta COVID-19 có thể biến mất khi nó tự đột biến, mất khả năng nhân rộng và lây lan. Ảnh minh họa: AFP
Biến thể Delta COVID-19 có thể biến mất khi nó tự đột biến, mất khả năng nhân rộng và lây lan. Ảnh minh họa: AFP
Science Times cho hay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, biến thể Delta có thể "tự đột biến dẫn đến tuyệt chủng" và nó đã như vậy ở Nhật Bản.
Hồi tháng 8, các ca mắc COVID-19 mới hàng ngày của Nhật Bản có thể lên đến 23.000 ca. Hôm 19.11, chỉ có 16 trường hợp được ghi nhận và báo cáo ở thủ đô Tokyo.
Các nhà nghiên cứu đã đặt ra nhiều giả thuyết liên quan đến sự suy giảm đột ngột về khả năng lây lan của Delta. Một trong số những giả thuyết cho rằng, sự đột biến liên tục đã khiến nó tự triệt tiêu mình.
Trong khi các đột biến có thể khiến virus trở nên mạnh hơn, thành phần của nó thay đổi theo thời gian khi nó nhân đôi và các gene trải qua cái gọi là "lỗi sao chép" có thể dẫn đến "kết thúc quá trình tiến hóa". Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều đột biến gene bị dừng đột ngột.
Giáo sư di truyền Ituro Inoue từ Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản cho hay, biến thể Delta ở Nhật Bản rất dễ lây lan và nó đánh bại các biến thể khác. Tuy nhiên, khi các đột biến chồng chất lên nhau, nó có thể biến thành một "virus bị lỗi" và không thể tự nhân rộng.
Theo tiến sĩ Simon Clarke từ Đại học Reading (Anh), quá nhiều đột biến có thể dẫn đến việc virus chết dần. Virus tạo ra quá nhiều đột biến và do đó không thể tự tái tạo.
Các nhà khoa học cho biết, cần phải tìm cách phá vỡ chuỗi lây lan. Một số thay đổi hoặc đột biến sẽ khiến virus không thể phát triển được, dẫn đến kết thúc quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, Clarke nói rằng điều đó sẽ chỉ khả thi trong một phân lớp rất nhỏ của các trường hợp COVID-19.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.