Khảo sát việc duy trì sĩ số học sinh THCS, THPT người dân tộc thiểu số tại huyện Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-4, Đoàn khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng các thành viên đã tổ chức khảo sát việc duy trì sĩ số học sinh THCS, THPT người dân tộc thiểu số tại Trường THPT Pleime (xã Ia Ga) và UBND huyện Chư Prông.
Năm học 2021-2022, Trường THPT Pleime có 13 lớp (trong đó 4 lớp 12, 4 lớp 11 và 5 lớp 10) với 353/628 học sinh DTTS. Từ tháng 9-2021 đến ngày 31-3-2022, có 40/46 học sinh người DTTS bỏ học (33 học sinh lớp 10, 4 học sinh lớp 11, 3 học sinh lớp 12). Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh DTTS đạt 88,7%. Đối với bậc THCS có 8.565 học sinh, trong đó 3.659 học sinh DTTS; tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh DTTS toàn huyện đạt 96,7%, có 121/130 học sinh người DTTS bỏ học. Trong đó, Trường THCS Trần Quốc Tuấn có số lượng học sinh người DTTS bỏ học nhiều với 15 học sinh.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương
Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông đã có Quyết định số 1224/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch huy động học sinh trung học cơ sở đúng độ tuổi đến trường giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; Công văn số 1848/UBND-VHXH về việc tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 và tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới. Ngoài ra, UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục trên địa bàn, nhất là chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Rút ngắn khoảng cách phát triển giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào DTTS, nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn huyện. UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là công tác duy trì sĩ số học sinh ở các cấp học.
Nhìn chung các chế độ, chính sách được huyện Chư Prông triển khai đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng theo quy định. Huyện luôn quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan. Mạng lưới trường, lớp học được củng cố, xây dựng ngày càng hoàn thiện. Hệ thống trường học được quan tâm đầu tư; chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học được chú trọng; giải pháp giáo dục được áp dụng có hiệu quả trong các đơn vị trường học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; nhiều đơn vị trường học đã chú trọng xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện…
Một tiết học tại Trường THPT Pleime. Ảnh: Hà Phương
Một tiết học tại Trường THPT Pleime. Ảnh: Hà Phương
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề về tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều, đặc biệt là học sinh DTTS; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; thời gian học trực tuyến kéo dài; nguyên nhân học sinh bỏ học; công tác quản lý, chỉ đạo của một số trường chưa thực sự quyết liệt, chưa kịp thời, chưa có những giải pháp hiệu quả trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh; công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các trưởng thôn, già làng, phụ huynh học sinh trong việc vận động học sinh ra lớp, đến trường chưa cao…
Ủy ban nhân dân huyện cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ các chế độ, chính sách cho học sinh là người DTTS, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; xây nhà ở bán trú cho học sinh DTTS để các em nhà xa có điều kiện trọ học; có chính sách quan tâm hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số để đảm bảo điều kiện học tập; hỗ trợ kinh phí cho nhà trường tổ chức ôn tập, phụ đạo học sinh có kết quả học tập yếu; hỗ trợ trang-thiết bị học tập cho học sinh DTTS. 
Kết luận buổi làm việc, bà Đinh Thị Giang-Trưởng đoàn khảo sát ghi nhận những kết quả đã đạt được của huyện, đồng thời đề nghị huyện cần khắc phục những hạn chế, tồn tại; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để học sinh đến trường; chế độ hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh DTTS. Chính quyền địa phương các xã có học sinh DTTS cần phối hợp các đơn vị nhà trường làm tốt công tác vận động học sinh đến trường; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, nhất là học sinh DTTS. Các trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa; giáo viên xác định tầm quan trọng trong việc duy trì sĩ số học sinh. Đối với những đề xuất, kiến nghị của huyện, đoàn sẽ tổng hợp và trình HĐND tỉnh xem xét, giải quyết.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).