Khẩn cấp tích trữ thịt heo sạch cấp đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ NN-PTNT cho rằng, nếu không khẩn cấp tổ chức thu mua, cấp đông, tích trữ, vài tháng nữa không còn thịt heo ăn.

 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường



Sáng 31-5, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo về dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, tăng trưởng nông nghiệp cao, xuất khẩu trên 40 tỷ USD. Năm 2019, dự báo có nhiều cạnh tranh khốc liệt, vì thế ngành nông nghiệp đã xây dựng kịch bản tăng trưởng với kế hoạch xuất khẩu 40 tỷ USD, nhưng Chính phủ yêu cầu xuất khẩu nông sản đạt 43 tỷ USD. Đến thời  điểm này, thủy sản, lâm nghiệp đều tăng trưởng cao. Riêng nông nghiệp thì trồng trọt, chăn nuôi truyền thống đều có nhiều khó khăn, nhất là dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch tả heo châu Phi chưa bao giờ xảy ra nghiêm trọng như hiện nay cả trên phạm vi thế giới cũng như Việt Nam. Khi bị virus tả tấn công thì gây chết 100% đối với heo, đây là dịch rất nguy hiểm với toàn thế giới, bao năm nay chưa có thuốc đặc trị.

Với Việt Nam, thịt heo chiếm 75% cơ cấu bữa ăn về thịt của người Việt Nam, lượng chăn nuôi lớn. Ngay từ đầu, khi dịch xuất hiện trên thế giới, Việt Nam đã rất ý thức khi có dịch tả tấn công. Chỉ sau 1 tuần, dịch này xuất hiện, ngành nông nghiệp đã ban hành công điện khẩn trong toàn ngành. Chính phủ ứng phó rất sớm, quyết liệt, tổ chức diễn tập phòng dịch trong cả nước. Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của virus này, Việt Nam bị dịch tả heo châu Phi tấn công khá nhanh, dù đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó ngay từ đầu.

Việt Nam hiện có 2,4 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi gần khu dân cư. Và đến thời điểm này, hiện có tới 44 tỉnh thành xuất hiện dịch, với hơn 300 huyện, hơn 3.000 xã bị dịch, 2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy (số lượng này chiếm 6% so với tổng lượng heo của cả nước). Nguy cơ là tất cả 63 tỉnh thành đều có dịch.

Bộ NN-PTNT cho rằng, nếu không khẩn cấp tổ chức thu mua, cấp đông, tích trữ, vài tháng nữa không còn thịt heo ăn.

“Diễn biến dịch rất phức tạp, nếu không có biện pháp quyết liệt, dịch sẽ tiếp tục lan rộng cũng như nguy cơ dịch quay lại ở những nơi đã qua dịch 30 ngày. Dịch có thể tấn công ở cả các hộ chăn nuôi lớn”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lo ngại thông báo.

Ngay cả những trang trại, cơ sở lớn, quy mô hiện đại cũng khó tránh khỏi nếu không có giải pháp phòng ngừa tốt.

Trước tình hình này, Ban Bí thư đã có chỉ thị yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc dập dịch, Chính phủ chỉ đạo diệt dịch như diệt giặc, toàn hệ thống phải vào cuộc. Ngành NN-PTNT đang chỉ đạo quyết liệt ngăn không cho dịch lan tỏa, bằng các biện pháp an toàn sinh học, cùng với đó là các biện pháp thú y.

94% đàn heo là sạch, không bị bệnh, vì thế phải tuyên truyền để dân và doanh nghiệp hiểu không tẩy chay thịt sạch, tiến hành trữ đông thịt heo, không để sốt thịt heo trong thời gian tới. Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ NN-PTNT đã thực hiện để trữ đông heo sạch. Không tăng đàn. Tập trung thúc đẩy tăng chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản để có thực phẩm thay thế, đồng thời bảo đảm không để thiệt hại nền kinh tế.

Theo Bộ NN-PTNT, đây là giải pháp “nhất cử tam tiện”: giảm thiệt hại cho hàng triệu nông dân, giảm tổn thất cho ngân sách (nếu không cấp đông dự trữ, nhà nước vẫn phải hỗ trợ chôn heo chết với giá 38.000 đồng/kg) và tránh ô nhiễm môi trường khủng khiếp.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, Bộ NN-PTNT cũng đã chỉ đạo để nghiên cứu các giải pháp sinh học để ngăn chặn dịch. Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ nông dân, với tinh thần nhà nước hỗ trợ và chia sẻ rủi ro với người nông dân (hiện nhà nước hỗ trợ chôn heo chết với giá 38.000 đồng/kg). Cùng với đó là có giải pháp căn cơ để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, không quá tập trung vào một loại sản phẩm đề phòng rủi ro.

PHAN THẢO (sggp)


 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.