Khai mạc triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969” đã khai mạc vào ngày 17-5 tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Báo Quân đội nhân dân đưa tin: Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969” gồm hơn 200 lệnh, sắc lệnh lưu trữ cùng nhiều văn bản bút tích và gần 80 ảnh tư liệu minh họa cho giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1969.

Sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969. Ảnh: Khánh Huyền/Báo Quân đội nhân dân

Sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969. Ảnh: Khánh Huyền/Báo Quân đội nhân dân

Nội dung triển lãm gồm có 2 phần: Phần 1 chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân, kiên trì giải pháp ngoại giao để bảo vệ thành quả cách mạng và lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân thắng lợi (1945-1954); phần 2 chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc cải tạo xây dựng XHCN và bảo vệ miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới (1954-1969).

Qua nội dung những bản lưu trữ gốc bút tích và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại triển lãm này, người xem có thêm điều kiện thực tế để tìm hiểu, học tập, làm theo phong cách làm việc và phong cách diễn đạt của Người. Đồng thời, triển lãm cũng góp phần quảng bá, lan tỏa giá trị di sản Hồ Chí Minh để thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Sự kiện do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Trung tâm Lưu trữ III (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023); 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023); 65 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại Ngôi Nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch (17/5/1958-17/5/2023).

Ông Đặng Thanh Tùng-Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết: Đơn vị đã lựa chọn những sắc lệnh, lệnh cùng các văn bản có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1945-1969 để giới thiệu đến công chúng, khách tham quan. Nhiều Sắc lệnh có bút tích viết tay hoặc chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người trong những năm đầu xây dựng chính quyền nhà nước non trẻ, trong những năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946, Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân thi đua ái quốc năm 1948...Các văn bản này hiện đang được bảo quản, lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

“Với vai trò của đơn vị đang quản lý khối tài liệu, tư liệu quý của đất nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi rất tự hào khi được đem những tài liệu quý giá nhất-Bảo vật Quốc gia và tài liệu tiêu biểu trưng bày trong một không gian triển lãm trang trọng, là địa điểm làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi rất nhiều Sắc lệnh, Lệnh được ra đời, ghi đậm dấu ấn của Người"-ông Đặng Thanh Tùng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.