Kế hoạch quốc gia phòng-chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng-chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tinh thần khác (rối loạn sức khỏe tâm thần) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến 2025, giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. Cụ thể, giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%, giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%; giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%; giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 7 gam/người/ngày.
Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh. Ảnh: Baochinhphu.vn
Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh. Ảnh: Baochinhphu.vn
Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường; 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và 55% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.
Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư; 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị).
Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh; phát hiện được ít nhất 70% người mắc bệnh tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc bệnh trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác; quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện;...
Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch là tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thiện các chính sách liên ngành; truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng-chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh; phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước.
Trong đó, triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các nghiệm pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao.
Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại Trạm Y tế xã; sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương.
Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và một số rối loạn sức khỏe tâm thần; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia.
Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng-chống ung thư; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.