Kbang đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 19-11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020.
Theo đó, có 5 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đợt này. Trong đó, có 4 sản phẩm đề nghị đánh giá lần đầu là: mắc ca phố núi Damia của hộ kinh doanh Phan Thị Ngọc Diễm (thị trấn Kbang); tinh dầu sả Java, bí đao sấy của Hợp tác xã Nông nghiệp-Thương mại-Dịch vụ Tơ Tung; trái chanh tươi không hạt của Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Công (xã Kông Lơng Khơng). Sản phẩm măng le rừng của Hợp tác xã Nông nghiệp-Thương mại-Dịch vụ Tơ Tung đã đạt 3 sao, đề nghị nâng cấp lên 4 sao.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Ngân
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Ngân
Kết quả, 3 sản phẩm gồm: mắc ca phố núi Damia, bí đao, tinh dầu sả Java đạt trên 50 điểm, được đề nghị tỉnh đánh giá, công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đối với sản phẩm trái chanh tươi không hạt đạt dưới 50 điểm, Hội đồng đánh giá, phân hạng của huyện đề nghị chủ thể tiếp tục hoàn thiện để đánh giá đợt sau.
Còn sản phẩm măng le rừng đạt trên 70 điểm nhưng chưa có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến Việt Nam (theo quy định mới tại Quyết định 781 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định 1048 về ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP) nên không đủ điều kiện đề nghị nâng cấp lên 4 sao.
Hiện nay, huyện Kbang đã có 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: măng le rừng của Hợp tác xã Nông nghiệp-Thương mại-Dịch vụ Tơ Tung, mắc ca Minh Quang và mắc ca Phương Linh.
MINH NGÂN

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.