Kbang chú trọng sản xuất Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đông Xuân được xem là vụ sản xuất chính trong năm, có vai trò quyết định lớn đến tổng sản lượng lương thực và thu nhập của cả năm. Chính vì vậy mà huyện Kbang, Gia Lai rất chú trọng nên đã chỉ đạo các địa phương bằng nhiều biện pháp tích cực trong tổ chức sản xuất để vụ Đông Xuân 2017-2018 đạt kết quả cao.
 

 Sản xuất lúa nước tại cánh đồng xã Sơ Pai. Ảnh: Hồng Hạnh
Sản xuất lúa nước tại cánh đồng Buôn Lưới, xã Sơ Pai. Ảnh: Hồng Hạnh


Đến nay, toàn huyện Kbang đã gieo trồng được 4.890 ha cây trồng Đông Xuân, đạt 88,8% so với kế hoạch huyện đề ra. Trong đó: 1.137 ha lúa nước, tăng hơn 12% kế hoạch; 915 ha bắp, đạt 90%; cây mỳ được 301 ha, đạt 70% kế hoạch; đậu các loại 897 ha, tăng 26%; 913 ha rau, đạt hơn 100% và 667 ha mía trồng mới, đạt gần 50% kế hoạch.

Anh Đinh Ngớ-Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng làng Cam, xã Đak Smar cho biết: Thời gian qua, việc sản xuất của bà con trong làng được các ban ngành ở địa phương rất là quan tâm, thường xuyên kiểm tra tiến độ, nắm tình hình để kịp thời hướng dẫn gieo trồng đúng thời vụ.

Sơ Pai là một trong nhưng địa phương của huyện Kbang cơ bản hoàn thành gieo trồng Đông Xuân với diện tích xuống giống là 341/tổng số 344 ha cây trồng được giao. Hiện xã đang tiếp tục vận động người dân tích cực thăm đồng để chăm sóc cho cây trồng, đặc biệt là lúa nước. Bà Trần Thị Son, ở thôn 2 xã Sơ Pai, cho biết: “Cho đến bây giờ thời tiết nói chung là tạm ổn, từ giờ về sau thay đổi thế nào thì không biết. Gia đình sạ xong rồi thì bơm thuốc cỏ, bơm thuốc trừ sâu diệt bọ trĩ, rồi dặm, bón phân, chỗ nào có cỏ thì phun lại lần nữa”.

Theo thông tin từ các xã trên địa bàn huyện Kbang cho hay thì do ảnh hưởng diễn biến thất thường của thời tiết nên có khá nhiều diện tích cây trồng Đông Xuân bị chậm phát triển; nhiều diện tích lúa bị chuột phá hoại, vàng lá sinh lý, đạo ôn, rầy nâu; một số diện tích ớt đã bị héo xanh, héo tươi, đốm lá… Trước tình hình đó, ngành chuyên môn ở huyện cùng các địa phương đã vào cuộc, hướng dẫn nhân dân biện pháp khắc phục và phòng trừ. Song song với đó thì vấn đề phòng-chống hạn cho cây trồng cũng được chú trọng hàng đầu. Ông Đinh Bát-Chủ tịch UBND xã Kông Bờ La chia sẻ: “Chúng tôi đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn và các ngành phối hợp cùng với nhân dân nắm bắt tình hình sâu bệnh, trên địa bàn lúa chủ yếu là vàng lá. Bà con đã dùng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu. Trên địa bàn không có công trình thủy lợi, bà con cũng chủ động vấn đề nước ao hồ-bà con tự múc để tích nước chống hạn, chúng tôi cũng đã vận động bà con tưới tiêu phải tiết kiệm”.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kbang chưa có diện tích cây trồng Đông Xuân nào bị thiệt hại do nắng hạn. Tuy nhiên, huyện cũng đã xác định được các diện tích sản xuất không có công trình thuỷ lợi và các cánh đồng nằm trong khu vực tưới của các công trình thủy lợi có nguy cơ bị hạn. Trên cơ sở đó, các địa phương có biện pháp hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Hiện, Trạm Quản lý Thủy  nông huỵên cũng đang tổ chức kiểm tra hiện trạng, đánh giá mực nước, khả năng cung cấp nước của các công trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho công tác chống hạn.

 

Hồng Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.