Israel đòi tuyên bố chủ quyền các khu định cư ở Bờ Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 11/11, Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich, phụ trách quản lý các khu định cư Israel ở Bờ Tây, thông báo chỉ thị cho Ban định cư thuộc Bộ Quốc phòng và Cơ quan quản lý dân sự "tiến hành chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để tuyên bố chủ quyền của Israel với các khu định cư".

lanh-tho-israel-palestine-hien-nay-trai-va-do-lhq-de-xuat-do-hoa-viet-chung.png
Lãnh thổ Israel- Palestine hiện nay (trái) và do LHQ đề xuất. Đồ họa: Việt Chung

Israel đã chiếm đóng Bờ Tây kể từ khi chiếm lãnh thổ này từ Jordan vào năm 1967. Trong những thập kỷ kể từ đó, họ mở rộng các khu định cư của người Do Thái trong khu vực, được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, dù đã ký một loạt thỏa thuận hòa bình với người Palestine vào những năm 1990.

Khoảng nửa triệu người Israel sống trong các khu định cư ở Bờ Tây. Bản thân Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich là một người định cư, từ lâu đã kêu gọi áp dụng luật pháp Israel tại các khu định cư và trước đây đã phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine độc ​​lập.

Bộ trưởng cho biết ông có ý định "lãnh đạo một quyết định của chính phủ" cho phép Israel "làm việc với chính quyền mới của Tổng thống Trump và cộng đồng quốc tế để áp dụng chủ quyền và đạt được sự công nhận của Hoa Kỳ và quốc tế".

Phát biểu trước quốc hội, ông Smotrich trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, nói việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ mang đến cơ hội quan trọng cho Israel để sáp nhập một phần Bờ Tây, với hy vọng "hoàn thành năm 2025".

Ông Donald Trump từng nhiều lần giúp đỡ Thủ tướng Netanyahu và ủng hộ việc Israel chuyển thủ đô từ Tel Aviv về Jerusalem trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Chính quyền Palestine lên án chỉ thị sáp nhập các khu định cư Bờ Tây của Bộ trưởng Smotrich, mô tả đây là động thái "mở rộng lãnh thổ mang tính chất thực dân, phân biệt chủng tộc trong chiến dịch diệt chủng, cưỡng bức di dời nhằm vào người dân Palestine".

Nabil Abu Rudeineh, phát ngôn viên Chính quyền Palestine, cho biết "ý định sáp nhập Bờ Tây vào năm 2025 của Tel Aviv bất chấp luật pháp quốc tế", cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm.

Israel cho rằng các vùng lãnh thổ này không bị chiếm đóng về mặt pháp lý do chúng là những khu vực tranh chấp, song LHQ và hầu hết cộng đồng quốc tế coi đây là các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Israel rút quân đội và người định cư khỏi Gaza năm 2005 và Hamas kiểm soát khu vực này từ năm 2007.

Liên quan, theo TTXVN tại Tel Aviv, Israel ngày 11/11 triển khai dự án xây dựng dọc theo Đường Alpha - ranh giới ngăn cách Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng và Syria.

Israel nói việc xây dựng này nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia, nhưng LHQ cho rằng đây là hành động vi phạm các quy tắc ngừng bắn tại khu vực.

Động thái của Ten Aviv tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định tại khu vực, đặc biệt sau khi Israel hoàn tất việc xây dựng các tuyến đường và vùng đệm tại biên giới Dải Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".