Ia Pa quan tâm đầu tư cho các điểm trường lẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là rút ngắn khoảng cách giữa điểm trường chính và các điểm trường lẻ.
Cô Ksor H’Ning-giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, xã Ia Ma Rơn hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ảnh: N.H
Cô Ksor H’Ning-giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ia Ma Rơn) hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ảnh: Nguyên Hương
Duy trì sĩ số học sinh
Huyện Ia Pa có 29 đơn vị trường học. Cùng với 29 cơ sở chính, toàn huyện còn có 42 điểm trường lẻ dành cho bậc Tiểu học và Mầm non. Những năm gần đây, công tác duy trì sĩ số học sinh tại các điểm trường luôn ở mức cao. Điểm trường làng Du thuộc Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Chư Răng) có 68 học sinh của 3 lớp 1, 2, 3; tỷ lệ duy trì sĩ số luôn đạt gần 100%. Ghé thăm lớp 1C do cô giáo Nguyễn Thị Dung làm chủ nhiệm, chúng tôi cảm nhận được không khí học tập nghiêm túc, 26 học sinh ngồi ngay ngắn chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
Cô Dung chia sẻ: Nhiều gia đình còn khó khăn nên ít quan tâm đến chuyện học của con. Vì vậy, cô thường cùng với Trưởng thôn đến từng nhà tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu được lợi ích của việc học chữ; đồng thời, nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh để đề xuất Ban Giám hiệu có biện pháp giúp đỡ. Ngoài vở được cấp miễn phí, sách giáo khoa mượn từ Thư viện nhà trường, cô còn vận động thêm nguồn từ thiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về quần áo, cặp, bút...
Nhận thức rõ việc duy trì sĩ số học sinh, cô Mã Thị Duyên-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Ngay từ đầu các năm học, Ban Giám hiệu chỉ đạo các giáo viên theo dõi sĩ số học sinh hàng ngày, tổng hợp những trường hợp nghỉ, vắng báo chính quyền địa phương để có biện pháp phối hợp huy động các em đến lớp. Với những học sinh đang đi học đều mà vắng không rõ lý do thì giáo viên chủ nhiệm đến nhà để tìm hiểu nguyên nhân. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các sân chơi để gắn bó các em với trường.
Trường Mẫu giáo Sơn Ca (xã Pờ Tó) có 483 học sinh, nhưng 2/3 số đó học tại các điểm trường làng. Đây cũng là trường có số điểm trường lẻ nhiều nhất huyện với 6 điểm tại các thôn, làng. Cô Hoàng Thị Bảy-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Nhờ mô hình học bán trú, trong những năm gần đây, tỷ lệ chuyên cần ở trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ dưới 5 tuổi đạt 94% trở lên. Nhằm đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cháu, nhà trường tổ chức cho nhân viên nấu ăn tại điểm trường chính, sau đó phân bổ tới các điểm trường lẻ. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi, tranh thủ sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh, tất cả điểm trường đều được trang bị đồ dùng dạy học đầy đủ, tạo hứng thú, thu hút học sinh tới trường.
Nâng cao chất lượng dạy và học  
Cô  Ksor H’Ning-giáo viên chủ nhiệm lớp 4/4 (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, xã Ia Ma Rơn) cho rằng: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục, chúng tôi sàng lọc, phân loại học sinh khó khăn, khuyết tật, cá biệt, yếu… để có phương pháp giáo dục phù hợp. Với những học sinh yếu, ngoài tiết học chính khóa, mỗi tuần, tôi tranh thủ dành thêm 2 tiết luyện tiếng Việt và 3 tiết luyện Toán để củng cố kiến thức, tạo hứng thú trong học tập và giúp các em tiến bộ”.
Năm học 2019-2020, tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, số học sinh ở điểm lẻ được khen thưởng chiếm 20% trong tổng số học sinh được khen thưởng. Cô Trần Thị Oanh-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Để nâng cao chất lượng dạy học thì cần phân loại học sinh để có phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích các lớp tổ chức học theo nhóm để các em khá giỏi giúp đỡ các em yếu hơn. Thông qua sổ liên lạc, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giữ liên hệ với gia đình để trao đổi tình hình học tập của các em, đề nghị phụ huynh kèm cặp thêm các em lúc ở nhà. Khi có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được nâng lên.
Trao đổi với P.V, ông Trần Danh Luận-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa-cho biết: Những năm qua, các điểm trường lẻ trên địa bàn huyện đều được quan tâm đầu tư đồng bộ. Tất cả các điểm trường đều có nhà vệ sinh, hệ thống điện, nước, phòng học đầy đủ, đảm bảo yêu cầu dạy và học. Nhiều trường huy động nguồn kinh phí xã hội hóa bê tông sân trường, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Chất lượng giáo dục tại các điểm trường lẻ ngày càng được nâng cao, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh hàng năm đạt 99%.
NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai xin nghỉ hưu trước tuổi

Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai xin nghỉ hưu trước tuổi

 (GLO)- Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ về 3 trường hợp công chức, trong đó có 2 đồng chí là lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Gia Lai: Tạm giam 2 vợ chồng giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác

Gia Lai: Tạm giam 2 vợ chồng giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác

(GLO)-Theo nguồn tin của Báo Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Pleiku đã tạm giam đối với Trần Thị Tâm (SN 1970) và Lê Hữu Thống (SN 1969, cùng trú tổ 5, phường Hội Thương, TP.Pleiku) để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác.

Gia Lai: Bắt đối tượng truy nã sau 24 năm lẩn trốn

Gia Lai: Bắt đối tượng truy nã sau 24 năm lẩn trốn

(GLO)- Ngày 18-2, Công an tỉnh Gia Lai cho biết Trại Tạm giam Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh đã bắt giữ đối tượng Đặng Đình Bình (SN 1979, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; thường trú tại Đội 5, Nông trường Ia Grai, huyện Ia Grai).

Kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ của 7 ban chỉ đạo, 1 tổ giúp việc, 1 tổ công tác

Gia Lai: Kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ của 7 ban chỉ đạo, 1 tổ giúp việc, 1 tổ công tác

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa có Quyết định số 1535-QĐ/TU kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ công tác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập và do các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh làm cơ quan thường trực.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.