(GLO)- Sáng ngày 4-1, UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai công tác trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2019. Phó chủ tịch UBND huyện Huỳnh Vĩnh Hương chủ trì hội nghị.
Năm 2018, toàn huyện Ia Pa trồng được 190ha rừng tập trung và 74.000 cây phân tán, tương đương 74ha. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát thực tế thì sau khi trồng xong do người dân chưa quan tâm đến việc chăm sóc nên số diện tích cây rừng và cây phân tán bị chết khá nhiều, từ 40%-50%, thậm chí có địa phương số lượng cây bị chết hơn 90%. Điều đáng nói là một số xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này nên việc tuyên truyền vận động người dân tham gia trồng rừng đạt hiệu quả chưa cao.
Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Như Loan
Tại hội nghị, các đại biểu nêu lên những khó khăn và tập trung thảo luận đưa ra giải pháp để thực hiện tốt hơn trong công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trong thời gian tới. Theo kế hoạch, năm 2019 huyện Ia Pa sẽ trồng 320 ha rừng tập trung và 35.000 cây phân tán.
Kết luận Hội nghị, Phó chủ tịch UBND huyện Huỳnh Vĩnh Hương yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng rà soát, xác định vị trí đất buộc phải thu hồi và lập danh sách trồng rừng, trồng cây phân tán trình UBND huyện phê duyệt trước ngày 31-3-2019. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành, các xã trong việc triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2019. Riêng đối với những hộ dân cố tình phá số diện tích rừng đã trồng hoặc không trồng rừng trên diện tích đất đã lấn chiếm, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.
(GLO)- Sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã thuộc thị xã Ayun Pa xây dựng lộ trình cụ thể để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống người dân, phấn đấu đạt NTM nâng cao.
(GLO)- Trước tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng vào mùa khô và giá thuê nhân công cao, nhiều hộ dân ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây thuốc lá. Mô hình này cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với cách tưới truyền thống.
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả gắn với liên kết sản xuất, nhiều nông dân xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, ỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu.
(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đức Cơ (tình Gia Lai), tạo động lực để bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Những ngày này, các vườn hoa cúc, hoa hồng, vạn thọ trên địa bàn xã Láng Lớn (H.Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu) tấp nập xe tải vào chở hàng. Nông dân xã Láng Lớn vui mừng vì hoa tết được mùa.
(GLO)- Nghề nuôi chim yến nở rộ ở Gia Lai trong những năm gần đây và giúp cho nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Dẫu vậy, người nuôi yến vẫn mong chờ những chính sách hợp lý từ các cấp chính quyền nhằm phát triển bền vững nghề mới nhiều triển vọng này.
(GLO)- Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và canh tác theo hướng sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vườn chanh dây của ông Nguyễn Văn Minh (tổ 3, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
(GLO)- Tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) một số đối tượng thường lợi dụng dịp Tết để thực hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, cấp ủy, chính quyền và các đơn vị chủ rừng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ rừng.
(GLO)- Hiện nay, nhiều nông dân đầu tư nghiên cứu, lắp đặt các trang-thiết bị hiện đại để giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(GLO)- Chiều 6-1, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý và vệ rừng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời triển khai Kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), nếu hình thành thị trường tín chỉ các bon thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.
(GLO)- Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Gia Lai có 25 sản phẩm được công nhận 4 sao và 189 sản phẩm 3 sao. Nhiều địa phương đã hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia hội chợ triển lãm, sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng online giúp sản phẩm nâng cao giá trị, vươn xa hơn trên thị trường.
(GLO)- Sửa quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng là nội dung vừa được Chính phủ vừa ban hành trong Nghị định 130 về sửa quy định về quản lý phân bón, giống cây trồng.
(GLO)- Với phương châm “Trao cần câu hơn trao con cá“, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất để cải thiện cuộc sống.
(GLO)- Mấy chục năm trước, trong hành lý mang theo của người dân xứ Quảng lên dinh điền Lệ Cần (xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có giống khoai Trà Đỏa (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Và hôm nay, giống khoai này đã thành đặc sản nức tiếng, giúp cho nhiều gia đình trở nên khá giả.