Ia Grai liên kết sản xuất với Tập đoàn Lộc Trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là 6,6%/năm và nội dung bản ghi nhớ chương trình hợp tác với doanh nghiệp, UBND huyện Ia Grai đã ban hành kế hoạch triển khai liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Lộc Trời.
Đến năm 2025, chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm từ cây chôm chôm giữa huyện Ia Grai với Tập đoàn Lộc Trời sẽ đạt diện tích 50 ha, chủ yếu ở xã Ia Tô, Ia Krái. Ảnh: Minh Nguyễn
Đến năm 2025, chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm từ cây chôm chôm giữa huyện Ia Grai với Tập đoàn Lộc Trời sẽ đạt diện tích 50 ha, chủ yếu ở xã Ia Tô và Ia Krái. Ảnh: Minh Nguyễn
Theo đó, đến năm 2025, huyện sẽ đạt diện tích liên kết với Tập đoàn này đến hơn 3.000 ha cây trồng các loại. Cùng với đó, hai bên sẽ xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tại hầu hết các xã, thị trấn đối với 1.500 ha lúa nước; 30 ha rau; 300 ha sầu riêng; 50 ha chôm chôm; 1.000 ha dứa, chanh dây; 200 ha bắp sinh khối.
Hiện UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức đánh giá, rà soát và có kế hoạch triển khai cụ thể việc chuyển đổi phần diện tích cây trồng kém hiệu quả (mì, lúa, cao su, điều, hồ tiêu…) sang trồng cây ăn quả, rau, bắp sinh khối, hình thành chuỗi liên kết với Tập đoàn Lộc Trời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích. Chủ động phối hợp với Tập đoàn triển khai liên kết, tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội tham gia vào chuỗi liên kết một cách thiết thực, hiệu quả và bền vững.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.