Ia Grai: Cơ sở chăn nuôi heo hoạt động không phép gây ô nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù chưa được cấp giấy phép môi trường theo quy định nhưng 3 cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã ngang nhiên hoạt động. Đáng nói hơn là nước thải trong quá trình chăn nuôi của các cơ sở này chảy ra môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Dân “tố” cơ sở nuôi heo gây ô nhiễm

Hơn 1 năm nay, giọt nước của làng O Gia vẫn chảy nhưng hầu như không hề thấy người dân nào đến tắm giặt hay lấy nước về sử dụng. Nhiều ống nước bằng sắt đã dần hoen rỉ, cây dại mọc um tùm, bùn đất bồi lấp mảng gạch nền khu vực lấy nước. Ông Siu Thôn (làng O Gia) phản ánh: “Nước có mùi hôi thối nên không tắm, không uống được”. Theo ông Thôn, các cơ sở chăn nuôi heo hoạt động với quy mô lớn nằm liền nhau, nhất là các hố chứa nước thải, phân heo nằm phía trên quả đồi, còn giọt nước của làng thì ở ngay phía dưới nên tuyệt nhiên không ai dám sử dụng nước giọt.

Theo chỉ dẫn của ông Thôn, từ giọt nước, chúng tôi men theo đường mòn nhỏ đi bộ ngược lên đầu dốc, nơi có các cơ sở chăn nuôi heo. Chỉ mới đến lưng chừng dốc, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hôi. Lên thêm một đoạn nữa, chúng tôi phát hiện một khe sâu gần chục mét cắt ngang, rộng khoảng 2 m, phía dưới là dòng nước đen kịt. Càng lại gần thì mùi hôi thối xộc thẳng lên mũi gây buồn nôn. Đầu khe này là khu vực hàng rào của các cơ sở chăn nuôi, nơi nguồn nước thải vẫn đang chảy rỉ rả.

Nước đen kịt từ các cơ sở chăn nuôi tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chảy ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm giọt nước dùng chung của làng. Ảnh: Minh Nguyễn

Nước đen kịt từ các cơ sở chăn nuôi tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chảy ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm giọt nước dùng chung của làng. Ảnh: Minh Nguyễn

Qua điện thoại, ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai-thông tin: Các cơ sở chăn nuôi này đang lập hồ sơ xin cấp phép môi trường. Tuy nhiên, nhận thấy vị trí nước thải không hợp lý nên đơn vị không chấp nhận đối với hộ ông Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hạnh; chỉ chấp nhận hồ sơ của hộ bà Trần Thị Ái Liên. Tuy vậy, Phòng vẫn chưa tham mưu UBND huyện cấp phép môi trường mà chờ lấy ý kiến của xã và cộng đồng dân cư trước khi xác nhận.

Ông Tuấn cho biết thêm, tại các vị trí này đã có hoạt động chăn nuôi nhưng bể chứa không lót bạt mà tất cả nước thải, phân heo đều cho xuống 3 hố đất. Trong đó, một hố bị sụt đáy khiến nước thải chảy xuống chỗ giọt nước của người dân. “Xã cũng như người dân đã phản ánh với đoàn đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử tri mới đây”-ông Tuấn nói.

Kiên quyết xử lý

Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Cuối năm 2022, các hộ nuôi heo này đã gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc, kiến nghị với xã. Ủy ban nhân dân xã đã nhiều lần làm việc với các cơ sở chăn nuôi để xử lý việc phát tán chất thải, mùi hôi ra môi trường xung quanh. Tháng 12-2022, UBND xã đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi với cơ sở của ông Nguyễn Hữu Hạnh, đồng thời yêu cầu đền bù việc xả chất thải gây ảnh hưởng đến năng suất lúa của người dân.

Vị trí nước thải từ bên trong khuôn viên chung của các trang trại chăn nuôi chảy ra môi trường tự nhiên, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Minh Nguyễn

Vị trí nước thải từ bên trong khuôn viên chung của các trang trại chăn nuôi chảy ra môi trường tự nhiên, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Minh Nguyễn

Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Đỗ Văn Đông: “Khi các hộ dân này đủ điều kiện hoạt động, UBND huyện sẽ ký giấy phép về môi trường, ngược lại, sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động chăn nuôi”.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, thời gian gần đây, người dân tiếp tục phản ánh 3 cơ sở này hoạt động chăn nuôi trở lại. Nghiêm trọng hơn là việc họ lợi dụng trời mưa to hoặc ban đêm để xả thải ra môi trường. Giữa tháng 5-2023, qua kiểm tra, xã ghi nhận có 3 khu nhà đang chăn nuôi tổng cộng 2.000 con heo, 3 hồ xử lý chất thải chứa phân lỏng có lót bạt nhưng chỉ 1 hồ chứa có bạt che đậy. Tại các cơ sở trên, quạt thông gió từ khu chăn nuôi đã khuếch tán mùi hôi ra môi trường (thổi hướng về khu dân cư làng O Gia).

Do đó, UBND xã đã yêu cầu chủ trang trại thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời, che đậy toàn bộ các hồ chứa phân, dùng vật liệu che các quạt thông gió, trồng thêm cây phân tán để tránh việc rò rỉ chất thải và phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh. Xã cũng đã báo cáo về hoạt động của các cơ sở chăn nuôi này để huyện có hướng xử lý cũng như có biện pháp bảo vệ môi trường.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với xã tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. Thời gian tới, nếu các hộ tiếp tục chăn nuôi khi chưa được cấp phép về môi trường thì yêu cầu đình chỉ hoạt động; đồng thời, hướng dẫn cho các hộ này thực hiện các quy trình, bổ sung hồ sơ, điều kiện về việc cấp phép môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.