Ia Grai chủ động phòng-chống lụt bão

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Để chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp, cực đoan của thời tiết và giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra, huyện Ia Grai (Gia Lai) đang tích cực triển khai các biện pháp phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN).
Năm 2018, tại cánh đồng Ia Nhin (xã Ia Sao), do mưa lớn và kênh dẫn nước của Công trình thủy lợi Biển Hồ (do Xí nghiệp Thủy nông Chư Pah-Ia Grai quản lý, đoạn đi qua cánh đồng Ia Nhin) bị vỡ nhiều vị trí nên nước tràn vào cánh đồng gây ngập úng trong một thời gian dài. Hậu quả, gần 100 ha lúa nước của người dân xã Ia Sao bị mất trắng. Ngoài ra, mưa lớn, gió lốc đã gây thiệt hại 11 căn nhà tại các xã: Ia O, Ia Tô, Ia Chía và thị trấn Ia Kha; 7 cầu dân sinh bị nước cuốn trôi và một số tuyến đường giao thông tại các: xã Ia Bă, Ia Krai, Ia Chía bị sạt lở; hơn 500 ha hồ tiêu bị chết do thối rễ; 31 m tường rào của Trường THPT A Sanh bị đổ...
 Người dân xã Ia Sao phải cày và gieo sạ lại do mưa làm bồi lấp đất vào ruộng lúa. Ảnh: L.N
Người dân xã Ia Sao phải cày và gieo sạ lại do mưa làm bồi lấp đất vào ruộng lúa. Ảnh: L.N
Ông Phan Trung Tường-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Mùa mưa lũ năm 2019 đã cận kề nhưng nguy cơ thiệt hại do ngập úng tại cánh đồng Ia Nhin vẫn chưa được khắc phục. Để chủ động ứng phó ngay từ đầu mùa mưa lũ và hạn chế thiệt hại cho người dân, UBND huyện đã có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xử lý ngập úng tại cánh đồng Ia Nhin; đồng thời kiến nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai rà soát công trình thủy lợi Biển Hồ, từ đó có các giải pháp xử lý triệt để việc ngập úng, tránh gây thiệt hại cho người dân.
Ngoài ra, huyện Ia Grai cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp PCTT-TKCN. Theo đó, huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN. Tổ chức tuyên truyền Luật PCTT, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo về thời tiết, thủy văn qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng tránh. Triển khai các biện pháp phòng tránh giông, lốc xoáy, mưa đá, sét. Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang-thiết bị đáp ứng yêu cầu TKCN, cứu hộ. Qua rà soát, huyện dự kiến huy động 19 nhà bạt, 687 áo phao cứu sinh, 238 phao tròn cứu sinh, 41 thuyền, 4 ca nô, 157 xe ô tô các loại và nhiều trang-thiết bị khác phục vụ cho công tác PCTT-TKCN. Đồng thời, xác định các khu vực xung yếu có nguy cơ cao trong mùa mưa bão gồm: khu vực hạ lưu các hồ của Công ty TNHH một thành viên Cà phê 705, cầu tràn Ia Pếch, cầu tràn khu vực đội 4 (xã Ia Khai), lòng hồ và hạ du các công trình thủy điện.
Ia Grai là địa phương có nhiều sông suối đổ ra 2 hệ thống sông chính là sông Sê San và sông Ia Grai. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có 57 công trình thủy lợi, 8 công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó, 35 công trình thủy lợi do các công ty cà phê quản lý, 22 công trình hồ đập do huyện quản lý. Để đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão, huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn trước mùa mưa lũ đối với các công trình thủy lợi, thủy điện; đôn đốc Đội Quản lý khai thác các công trình thủy lợi huyện, các công ty cà phê kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa, khắc phục các biểu hiện mất an toàn công trình và lập phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ theo quy định. Ông Nguyễn Phùng Hưng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho hay: “Huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn thực hiện rà soát, lắp biển cảnh báo, làm rào chắn ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngầm tràn và những nơi có nguy cơ cao xảy ra đuối nước. Phối hợp với UBND xã Ia Grăng, Ia Khai, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng điện Phan Vũ, Nhà máy Thủy điện Ia Grai 3 để kiểm tra các thiết bị cảnh báo lũ và hiện trạng vùng hạ du của Nhà máy Thủy điện Ia Grai 3. Hiện Phòng đang phối hợp với Chi cục Thủy lợi kiểm tra vấn đề an toàn hồ thủy lợi do các công ty TNHH một thành viên cà phê quản lý”.
Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, các ngành, địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác PCTT-TKCN và xây dựng kế hoạch phòng-chống với phương châm “4 tại chỗ”; phát triển hệ thống thông tin cảnh báo theo chiều từ trung tâm xuống cơ sở và thu nhận các báo cáo từ dưới lên ở 2 cấp: từ cấp huyện xuống cấp xã, từ cấp xã xuống thôn, làng để mọi người phòng tránh hiệu quả. “Đặc biệt, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra thiên tai để theo dõi và xử lý kịp thời. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách xã, thị trấn cứu trợ cho nhân dân trong trường hợp khẩn cấp”-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai nhấn mạnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.