Huyện Chư Pưh: Sơ kết công tác trồng rừng năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 5-10, UBND huyện Chư Pưh tổ chức hội nghị sơ kết công tác trồng rừng năm 2017.
 

Ảnh: Lê Trang
Ảnh: Lê Trang

Năm 2017, huyện Chư Pưh có có kế hoạch trồng mới 215 ha rừng trên đất lâm nghiệp. Trong đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn 105 ha, BCHQS huyện 20 ha, xã Ia Blứ 10 ha, Ia Phang 20 ha, Ia Hrú 15 ha, Ia Le 20 ha và Chư Don 15 ha. Để phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra, ngay từ khi được giao kế hoạch trồng rừng năm 2017, huyện Chư Pưh đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch thiết kế diện tích trồng rừng và phương án trồng rừng cho kịp thời vụ. Cùng với đó, cấp tập ứng 270 triệu để mua cây giống và hỗ trợ dân  trong công tác dọn thực bì. Đến nay, các xã thực trồng được 77,2 ha đạt 85,7% kế hoạch, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn trồng 105 ha đạt 100% kế hoạch, BCHQS huyện trồng 15 ha, đạt 75% kế hoạch. Qua kiểm tra, nghiệm thu sơ bộ của Ban quản lý dự án trồng rừng huyện, tỷ lệ bình quân trung bình sống  đối với diện tích rừng của các xã, thị trấn đạt 85%, đối với  diện tích rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đạt 95%, Ban Chỉ huy quân sự huyện đạt 75%.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, huyện vẫn còn gặp một số khó khăn trong công tác trồng rừng đó là: Người dân chưa nhận thức được vai trò của  trồng rừng; đa phần các hộ tham gia trồng rừng đều có đời sống khó khăn chỉ trông chờ vào kinh phí hỗ trợ của nhà nước…

Để công tác trồng rừng đạt được hiệu quả, trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và chăm sóc rừng, phát dọn thực bì, phòng chống cháy rừng; tiếp tục tuyên truyền các hộ có tỷ lệ cây chết cao trồng rừng bổ sung vào năm sau.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).