Hơn 490 tỷ đồng xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2366/UBND-KH triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là hình thành vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn, quy mô tập trung với diện tích trên 5.611 ha và các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân. Giảm chi phí đầu vào sản xuất 5-10% cho các thành viên HTX và người nông dân; giảm tổn thất sau thu hoạch 5-10% số nguyên liệu và tăng giá trị khoảng trên 10%. Qua đó, tăng thu nhập 5-10% cho thành viên HTX và người nông dân.

Tăng cường năng lực cho ít nhất 12 HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu cà phê; giúp nâng cao khả năng điều hành và tổ chức sản xuất của các HTX, thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang phát triển kinh tế tập thể và nâng cao giá trị của chuỗi nông sản theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cho các HTX và doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Thí điểm hình thành 10 tổ khuyến nông cộng đồng và tổ chức các lớp tập huấn tư vấn phát triển HTX, kết nối thị trường.

Cùng với đó, áp dụng phần mềm quản lý sản xuất vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu vùng nguyên liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ... để phù hợp với mục tiêu chung tạo ra sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng 1 trung tâm logistics chuỗi cà phê tỉnh Gia Lai.

Thời gian thực hiện đề án trong giai đoạn 2022-2025; quy mô 5.611 ha cà phê tại 7 địa phương gồm: Đak Đoa, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh và Pleiku. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án là 490,435 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương 140,428 tỷ đồng, ngân sách địa phương 54,368 tỷ đồng; vốn đối ứng HTX, doanh nghiệp 250,639 tỷ đồng; vốn tín dụng, vốn khác 45 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp

(GLO)- 

Sáng 19-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề “chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp Gia Lai”. Tham dự hội thảo có bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; một số đơn vị viễn thông cùng các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.
Người tiên phong thực hành tiết kiệm ở làng Greo Sék

Người tiên phong thực hành tiết kiệm ở làng Greo Sék

(GLO)- Chị Rah Lan Khăng (42 tuổi) được dân làng Greo Sék (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) quý trọng bởi những năm qua, chị là tấm gương phụ nữ Jrai dám nghĩ, dám làm, thực hành tiết kiệm, đồng thời luôn đi đầu trong phát triển kinh tế cũng như các hoạt động xã hội ở địa phương.
Thu hoạch sầu riêng an toàn, hiệu quả

Thu hoạch sầu riêng an toàn, hiệu quả

Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023. Nhờ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cho nên giá sầu riêng năm nay tăng cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Tuy nhiên mới bước vào đầu vụ thu hoạch, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng trộm cắp, tranh mua, tranh bán, nạn bảo kê, ép giá, thu phí..., gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.