Hơn 15.600 tỷ đồng xây hầm đường bộ qua Đèo Cả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 18-11, tại thôn Hảo Sơn thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Giao thông Vận tải và Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả đã khởi công xây dựng Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả.
 

Phối cảnh chiếc cầu được xây trên tuyến của hầm đường bộ qua Đèo Cả.
Phối cảnh chiếc cầu được xây trên tuyến của hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Tham dự có ông Huỳnh Ngọc Sơn- Phó Chủ tịch Quốc hội; Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng, lãnh đạo các Ban của Quốc Hội, Tổng cục an ninh, Quân khu V; đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, lãnh đạo hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Phó Chủ tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn đã phát lệnh khởi công sau khi phát biểu tại buổi lễ đề nghị Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả phải có kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công để dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả hoàn thành vào năm 2016 như mục tiêu đã đề ra.

Hầm đường bộ qua Đèo Cả nằm trên tuyến quốc lộ 1A qua hai tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Điểm đầu tại lý trình Km 1353+500 thuộc địa bàn thôn Hảo Sơn của tỉnh Phú Yên và điểm cuối Km 1374+525 thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Hầm đường bộ qua Đèo Cả dài hơn 13,4km; trong đó chiều dài hầm Đèo Cả 3,9 km; hầm Cổ Mã 500 m; đường dẫn dài 8,5 km và có 5 chiếc cầu trên tuyến dài 520 m. Tốc độ thiết kế 80 km/giờ.

Hầm đường bộ qua Đèo Cả có tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng; trong đó hầm Đèo Cả được xây dựng theo hình thức BOT là 10.555 tỷ đồng; hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến được xây dựng theo hình thức BT là 4.509 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư là 539 tỷ đồng.

Việc xây dựng Hầm Đèo Cả nhằm nâng cao hiệu quả khai thác quốc lộ 1A, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông và tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khu vực duyên hải miền Trung. Dự án hầm đường bộ Đèo Cả khi hoàn thành sẽ rút ngắn 1/4 thời gian tham gia giao thông so với hiện nay.

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả được thực hiện bởi Liên doanh các nhà đầu tư gồm: Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội; Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Thạch và Công ty Cổ phần Á Châu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm