Hơn 1.200 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư-phó giáo sư năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
 

 

Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người. Trong đó, có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Như vậy, so với năm 2016, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn 534 người (năm 2016 là 702 người).

Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết năm nay, số lượng ứng viên tăng do hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần sáu tháng so với năm 2016. Theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Mặt khác, có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh.

Năm 2017, người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi, đó là ông Phạm Hoàng Hiệp, giáo sư ngành toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giáo sư lớn tuổi nhất sinh năm 1943, năm nay tròn 75 tuổi là bà La Huệ Cẩm, giáo sư ngành Ngôn ngữ học, công tác tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 85 giáo sư được công nhận, ngành y học có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất là 19 người. Số người đạt phó giáo sư của ngành này là 172 người.

Theo tính toán, tuổi trung bình của giáo sư năm nay là 53. Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư với nữ tăng lên 28-29%. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất.

Điều đặc biệt trong 1.226 cá nhân đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư thì có một phụ nữ dân tộc Nùng được phong phó giáo sư thuộc Hội đồng Quân sự.

Việt Hà/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.