Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quốc hội sẽ nghe báo cáo việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quốc hội dành cả ngày hôm nay để thảo luận về 3 chương trình mục tiêu quốc gia. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quốc hội dành cả ngày hôm nay để thảo luận về 3 chương trình mục tiêu quốc gia. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hôm nay, 30/10, là ngày làm việc đầu tiên trong tuần thứ hai của Kỳ họp thứ 6. Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Nội dung thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Buổi sáng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Các đại biểu sẽ xem video clip về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia nói trên và thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thành viên Chính phủ có liên quan sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Được biết, thành viên Chính phủ tham gia giải trình gồm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Nội vụ; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Mô hình du lịch cộng đồng đã giúp bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mô hình du lịch cộng đồng đã giúp bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Đánh giá chung, Đoàn giám sát cho rằng kết quả triển khai các Chương trình giai đoạn này bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát các Nghị quyết của Quốc hội; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện. Kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của các Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022; kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đến 31/8/2023 đạt 41,9% kế hoạch.

Đoàn giám sát cũng đã ghi nhận khá nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

(GLO)- Chiều ngày 9-7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt - Pháp phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 236 năm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14-7-1789 - 14-7-2025), với sự tham dự của đông đảo đại biểu, nhà khoa học và bạn bè Pháp đang làm việc, nghiên cứu tại Quy Nhơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Từ 1.7, Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn như lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành hiến pháp, pháp luật...

null