Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch và Phó giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Chu Văn Tuấn-Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) chủ trì hội thảo.

dscf0268.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương; các ông Siu Phơ, Rơlan Hieo-phụ tá đời của Vua Lửa cuối cùng (đời thứ 14) và đại diện cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi; gần 40 học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, các viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều đơn vị khác trong cả nước.

dscf0230.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu chào mừng tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cảm ơn các nhà khoa học đến từ nhiều nơi trên đất nước đã dành thời gian đến với hội thảo; đóng góp 39 bài viết và công trình nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm về hiện tượng Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực cũng như giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích văn hóa-lịch sử quốc gia Plei Ơi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu, đưa ra những nhận định, đánh giá mới về vai trò, vị trí của Vua Lửa và việc thực hành nghi lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui. Từ đó, nêu bật giá trị của di tích, nghi lễ cầu mưa trong quá khứ và hiện tại; đề xuất giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích quốc gia Plei Ơi trong thời gian tới, góp phần phát triển du lịch cho địa phương”.

dscf0331.jpg
PGS, TS Nguyễn Đức Nhuệ-Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại hội thảo, để làm rõ hiện tượng “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”, các nhà khoa học đã có một số tham luận như: Cơ tầng địa-khảo cổ của hiện tượng văn hóa-tín ngưỡng Pơtao Apui ở Gia Lai (PGS.TS Nguyễn Khắc Sử-Hội Khảo cổ học Việt Nam); Thần Lửa trong các tôn giáo châu Á và huyền thoại Vua Lửa ở Tây Nguyên (TS Phạm Thị Thủy Chung-Viện Nghiên cứu Tôn giáo); Thủy xá, Hỏa xá-lịch sử hình thành và quan hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam (PGS, TS Nguyễn Đức Nhuệ-Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam).

Về các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, TS Bùi Minh Đạo-Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam góp bàn một số đóng góp lịch sử văn hóa của Vua Lửa Ptao Apui và kiến nghị bảo tồn, phát huy di tích làng Plei Ơi. Ngoài ra, ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Trần Ngọc Nhung tham gia một số ý kiến về Di tích Plei Ơi-Mấy vấn đề về quản lý.

Ngoài ra, các đại biểu có nhiều ý kiến trao đổi để làm rõ giá trị và ý nghĩa của hiện tượng Vua Lửa, hướng tiếp cận và nghiên cứu sâu trong thời gian tới; đồng thời tham vấn cho địa phương một số hướng đi để nâng tầm và phát huy giá trị của di tích quốc gia Plei Ơi; cần thiết phải đưa di sản quốc gia này vào chương trình giáo dục địa phương để nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ trong bảo vệ và phát huy được giá trị. Các đại biểu cũng thống nhất cao việc đề nghị nâng cấp Di tích văn hóa-lịch sử quốc gia Plei Ơi thành di tích quốc gia đặc biệt.

Trước đó (27-3) các nhà khoa học đã tham dự lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang trong khuôn khổ Di tích văn hóa-lịch sử quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ).

Trong khuôn khổ hội thảo, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch triển lãm 60 hình ảnh giới thiệu các nghi thức trong lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui; chân dung một số đời Vua Lửa và những phụ tá đời Vua Lửa cuối cùng; một số lễ cúng ở địa phương có sự kết nối mật thiết với nghi lễ cầu mưa. Ngoài ra, triển lãm cũng giới thiệu toàn cảnh khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi, khu nhà mồ Plei Ơi, cảnh quan thiên nhiên Phú Thiện.

Có thể bạn quan tâm

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

(GLO)- Nhờ biết khai thác lợi thế thổ nhưỡng địa phương cùng sự sáng tạo không ngừng, anh Phạm Quang Mạnh (làng Đak Chă, xã Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã biến những quả bầu khô thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null