Văn hóa

Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

E-magazine Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-3, lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI diễn tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Hoạt động do UBND huyện Phú Thiện tổ chức nhằm quảng bá di sản văn hóa, tiềm năng kinh tế-xã hội, qua đó thu hút du khách và các nhà đầu tư trên lĩnh vực du lịch.

dscf0106.jpg
Nghi thức cúng cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự lễ có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Về phía huyện có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo người dân, du khách.

Lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang nằm trong khuôn viên di tích quốc gia Plei Ơi. Chủ trì nghi lễ cúng là ông Siu Phơ (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) cùng hội đồng già làng, nghệ nhân phụ trợ. Dưới đỉnh núi thần Chư Tao Yang, chủ lễ Siu Phơ cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi, sinh tồn thuận hòa với tự nhiên; cầu xin các vị thần giúp cho con người làm chủ cuộc sống, dân làng đoàn kết, khỏe mạnh, chiến thắng mọi thiên tai địch họa, giữ buôn làng ấm no.

Các nghi lễ diễn ra trên núi được Ban tổ chức livestream trực tiếp qua màn hình lớn tại Khu di tích, giúp người dân và du khách có thể theo dõi từ xa.

Cùng với lễ cúng cầu mưa, Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện lần thứ XVI diễn ra tại Khu di tích quốc gia Plei Ơi thu hút 300 nghệ nhân của 10 xã, thị trấn tham gia. Hội thi có nhiều hoạt động sôi nổi như: trình diễn cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm; chạy cà kheo nam, nữ; bắn nỏ nam, nữ; nhảy bao bố nam, nữ và giải chạy bộ “Theo bước chân Vua Lửa”.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có phiên chợ nông sản giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản vật địa phương, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, ăn uống của du khách.

Dịp này, một số xã tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc như: lễ cúng bến nước tại thôn Sô Ma Hang (xã Ia Peng), lễ cũng cầu mưa Yang Ơi Dai tại thôn Plei Rbai (xã Ia Piar). Đây là những nghi lễ đặc trưng trong văn hóa Jrai, tạo nên các điểm kết nối di sản, làm phong phú thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với vùng đất Vua Lửa.

img-6501.jpg
Đoàn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giao lưu cùng phụ tá đời Vua Lửa thứ 14 trên đỉnh núi thần. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.