Hội thảo “Nâng cao nhận thức nhằm hạn chế lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 6-3, tại khách sạn Pleiku Place, Tổ chức Rainforest Alliance phối hợp Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đak Lak, Công ty TMT Consulting tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức nhằm hạn chế lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam”.

Dự hội thảo có đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đak Lak, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai; lãnh đạo các xã: Glar, A Dơk, Đak Krong (huyện Đak Đoa), Ea Toh, Ea Tan, Dlie Ya (huyện Krông Năng, tỉnh Đak Lak).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: P.L
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: P.L

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức nhằm hạn chế lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam”. Theo đó, Dự án “Nâng cao nhận thức nhằm hạn chế sử dụng lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam” do tổ chức Rainforest Alliance phối hợp cùng Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đak Lak triển khai với nguồn tài trợ chính từ Cơ quan Doanh nghiệp Hà Lan, Tập đoàn Cà phê Koninklijke Douwe Egberts B.V. (JDE Hà Lan) và Luigi Lavazza S.p.A (Italia).

Dự án được triển khai từ tháng 4-2022 đến tháng 9-2024 tại 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Tại Gia Lai, dự án được triển khai tại các xã: Đak Krong, A Dơk, Glar (huyện Đak Đoa). Dự án có 4 mục tiêu chính: Nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống để trẻ em có cơ hội đến trường; nâng cao nhận thức cho nông dân về quyền trẻ em, động viên các em đến trường; hợp tác với địa phương, các bên liên quan để cung cấp thông tin, đồng bộ hơn trong quản lý; xây dựng hệ thống quản lý tại công ty.

Đại diện các đơn vị trao đổi về dự án nâng cao nhận thức nhằm hạn chế lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam. Ảnh: P.L
Đại diện các đơn vị trao đổi về dự án nâng cao nhận thức nhằm hạn chế lao động trẻ em trong ngành hàng cà phê tại Việt Nam. Ảnh: P.L

Sau 2 năm thực hiện, dự án đã thành lập được 31 câu lạc bộ trẻ em với 408 thành viên, hoạt động định kỳ hàng quý tổ chức các hoạt động: đọc sách, trò chơi hoạt náo, vẽ tranh trên túi vải, trồng hoa; tặng 329 bộ sách giáo khoa, 115 bộ dụng cụ học tập cho học sinh. Dự án hỗ trợ đào tạo nghề: trang điểm, cắt tóc, sửa chữa xe máy, pha chế cà phê cho 31 thanh-thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. Dự án tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê và tặng mô hình sinh kế cho 1.500 nông dân; tổ chức 20 buổi truyền thông với các chủ đề: Quyền trẻ em, Luật trẻ em, Lao động trẻ em, tình trạng tảo hôn; thành lập 37 tổ bảo vệ trẻ em với 157 thành viên ở các thôn, buôn nhằm xử lý các vấn đề có thể xảy ra tại địa phương như: trẻ em bị xâm hại, bạo hành...

Tại hội thảo, các đơn vị thảo luận về thuận lợi và khó khăn trong triển khai dự án; đề ra một số nhiệm vụ trong năm 2024 như: tiếp tục duy trì các Câu lạc bộ trẻ em; hỗ trợ học nghề cho thanh-thiếu niên khó khăn; giám sát và đánh giá các mô hình đã triển khai…

Sáng cùng ngày, các đơn vị đã tham quan quy trình sản xuất cà phê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ trẻ em tại xã Glar, thăm nhóm sáng kiến cộng đồng tại thôn Tuơh Klah (xã Glar), giao lưu bóng đá nữ tại xã A Dơk, thăm lớp đào tạo nghề cho thanh-thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại làng Groi Wết (xã Glar).

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.