Hội thảo khoa học về di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 8-9, tại TP. Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai và UBND tỉnh Đak Lak phối hợp tổ chức hội thảo khoa học và hội nghị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya (tên gọi khác là Chiến khu Dliê Ya-CK40).

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và bà H’Yim Kđoh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đak Lak chủ trì hội thảo. Dự hội thảo còn có các nhân chứng lịch sử, các đồng chí lão thành cách mạng của tỉnh Đak Lak; lãnh đạo sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan của 2 tỉnh.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dliê Ya là một dãy núi lớn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đak Lak án ngữ giữa huyện Cheo Reo và huyện Buôn Hồ. Theo ngôn ngữ của người Ê Đê, Cư Jŭ có nghĩa là núi đen, Dliê Ya là vùng rừng núi rộng lớn.

Với địa thế là vùng núi non hiểm trở có tầm chiến lược, dãy núi Dliê Ya được Ủy ban Kháng chiến tỉnh Đak Lak chọn để xây dựng căn cứ địa kháng chiến của tỉnh. Đây là nơi ghi dấu sự trưởng thành của Đảng bộ và chính quyền cách mạng tỉnh Đak Lak. Tỉnh ủy đã tổ chức 3 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh tại Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya để lãnh đạo quân và dân các dân tộc tỉnh Đak Lak đấu tranh, giành thắng lợi quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Tại đây, tỉnh Đak Lak đã lập các kho muối, gạo, thuốc men, vũ khí, tạo thành một trạm trung chuyển phân phát giữa vùng giải phóng của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ.

Ông Lê Chí Quyết-nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đak Lak, nhân chứng lịch sử phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Lê Chí Quyết-nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đak Lak, nhân chứng lịch sử phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya đã đóng góp cho lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc kinh nghiệm xây dựng căn cứ địa cách mạng và phát triển chiến tranh du kích vùng địch hậu. Khu căn cứ đứng vững trong suốt 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, đóng vai trò là cơ quan đầu não của tỉnh Đak Lak vì địa thế hiểm yếu và xây dựng được thế trận lòng dân vững vàng.

Trong 2 cuộc kháng chiến, Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya thuộc địa phận tỉnh Đak Lak. Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ di tích của Khu căn cứ đều thuộc địa phận hành chính các xã Uar và xã Chư Drăng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Khu căn cứ thuộc đất rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam sông Ba (tỉnh Gia Lai) quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt nên chưa bị tác động, ảnh hưởng xấu đến di tích.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đak Lak tặng quà lưu niệm UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lãnh đạo UBND tỉnh Đak Lak tặng quà lưu niệm UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhân chứng lịch sử, các đồng chí lão thành cách mạng tập trung thảo luận một số vấn đề như: thống nhất tên gọi di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya; diện tích khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; khẳng định vai trò, giá trị lịch sử, văn hóa của di tích… Hội thảo sẽ tổng hợp ý kiến để hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đối với Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya.

2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak thống nhất ký biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích. Ảnh: Hoàng Ngọc

2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak thống nhất ký biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội thảo cũng đề xuất các cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương của 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak đối với công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phục dựng, quảng bá và phát huy giá trị di tích trong thời gian tới.

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya nằm trong dãy núi Dliê Ya hùng vỹ, rộng hàng chục ngàn héc-ta, với nhiều ngọn núi tựa lưng vào nhau. Ngoài ra, dãy núi Dliê Ya là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông suối. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành địa chỉ đỏ về giáo dục lịch sử, kết hợp với du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm

Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.