Hội thảo hướng dẫn chuyên môn về kiểm dịch y tế năm 2024 tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày (12 và 13-12) tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổ chức hội thảo rà soát văn bản vi phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về kiểm dịch y tế năm 2024. Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chủ trì hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Tây Nguyên; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Nha Trang; Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, khánh Hòa và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố có hợp đồng kiểm dịch y tế.

z6122508530466-444490f03fa9329d4f56853df23facdd.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Tại hội thảo, các đại biểu được cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về kiểm dịch y tế; thực trạng triển khai công tác kiểm dịch y tế (đường hàng không): kết quả thực hiện đối với các đối tượng kiểm dịch y tế, thuận lợi, khó khăn, đề xuất các biện pháp giải quyết; thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tế hoạt động kiểm dịch y tế, đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Hội thảo cũng nghe báo cáo của các địa phương: Tây Ninh, Quảng Trị, Quảng Ninh về hợp tác, chia sẻ thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm, công tác kiểm dịch y tế giữa các tỉnh biên giới.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất những hoạt động cần triển khai về hợp tác với các nước chung biên giới về tăng cường năng lực kiểm dịch y tế trong phòng-chống dịch bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu. Đề xuất những hoạt động cần triển khai về kiểm dịch y tế năm 2025; trong đó, kiểm dịch y tế đường bộ, kiểm dịch y tế đường hàng không và kiểm dịch y tế đường biển.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu song vẫn ghi nhận các biến thể mới. Các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện, gần đây nhất tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô đang ghi nhận ổ dịch chưa xác định nguyên nhân với hàng chục trường hợp tử vong; đồng thời, nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành ở nhiều quốc gia cũng tăng cao như: Sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A(H1N1)…

z6122508516242-d02b016c5ec8ff6585668e51e6da50b7.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Trước tình hình đó đòi hỏi công tác kiểm dịch y tế biên giới phải được thực hiện nghiêm, liên tục và đồng bộ tại tất cả các cửa khẩu nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta cũng như lây lan dịch bệnh từ nước ta ra thế giới.

“Hội thảo ngày hôm nay rất quan trọng, để chúng ta cùng nghiên cứu, rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác kiểm dịch y tế thế giới và chúng ta cũng thẳng thắn nhìn lại những nội dung đã làm được, những nội dung đã có quy định nhưng chưa được triển khai một cách triệt để trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có những đề xuất điều chỉnh một cách hợp lý, khoa học và mang tính thực tiễn”-Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.