Krông Pa:

Học sinh vùng khó Krông Pa sẵn sàng cho ngày tựu trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học 2024-2025, các trường học trên địa bàn xã vùng khó huyện Krông Pa đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn về điều kiện dạy học, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẵn sàng đón các em học sinh bước vào năm học mới.

Để chuẩn bị điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc dạy học tại các trường trong năm học mới, ngành giáo dục huyện Krông Pa đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến việc ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và huy động học sinh ra lớp… để sẵn sàng cho ngày tựu trường.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pa kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại các trường trên địa bàn. Ảnh: Minh Phương

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pa kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại các trường trên địa bàn. Ảnh: Minh Phương

Năm học mới 2024-2025, huyện Krông Pa có 44 đơn vị trường học với trên 22.000 học sinh. Chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục huyện đã đầu tư sửa chữa 19 công trình hư hỏng, xuống cấp với tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng. Cùng với đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cũng rà soát và lập kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị dạy học gồm: 11 ti vi, 42 bộ máy tính và 35 bộ thiết bị dạy học tối thiểu.

Mặt khác, từ các nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, UBND huyện cũng đầu tư xây dựng các phòng học lý thuyết, phòng bộ môn cho các đơn vị trường học. Các đơn vị trường học còn chủ động sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ năm học mới.

Theo thầy giáo Phạm Văn Hữu-Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Chư Gu: Từ cuối năm học 2023-2024, Ban Giám hiệu trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đề xuất chính quyền xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất đã bị hư hỏng.

Đáng chú ý, việc đầu tư 8 phòng học khang trang tại các điểm trường tại các thôn, làng trên địa bàn xã đã góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm động viên cán bộ giáo viên, học sinh đầu năm học mới. Ngoài ra, nhà trường còn huy động cán bộ, giáo viên vệ sinh lớp học, thuê nhân công tu bổ khuôn viên trường học, gia cố lại bàn ghế, chuẩn bị chu đáo để đón học sinh tựu trường.

“Bằng các nguồn kinh phí chi thường xuyên, nhà trường cũng đầu tư sửa chữa vật dụng đồ dùng dạy học bị hư hỏng, sơn sửa, lắp đặt thêm bàn ghế, chủ động mua sắm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa sẵn sàng cho năm học mới”-Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Chư Gu thông tin.

Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thị trấn Phú Túc) giúp các em học sinh lớp 1 làm quen với môi trường học tập mới. Ảnh: Minh Phương

Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thị trấn Phú Túc) giúp các em học sinh lớp 1 làm quen với môi trường học tập mới. Ảnh: Minh Phương

Trong khi đó, hơn 1 tuần qua, Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thị trấn Phú Túc) có gần 100 học sinh ở 4 lớp 1 đã khởi động năm học mới. Với những học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1, vốn tiếng Việt vẫn còn rất mới mẻ nên nhà trường đã tạo nhiều hoạt động giúp các em vừa học, vừa chơi, làm quen với con chữ; thầy cô để các em có thể mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, hòa nhập với môi trường học tập mới.

Cô Nguyễn Thị Hương-giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành-nhấn mạnh: “Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 rất quan trọng, giúp các em làm quen cách học, nề nếp lớp để khi bước vào chính thức các em khỏi bỡ ngỡ, sẽ học tốt và hiệu quả hơn”.

Huyện Krông Pa hiện có trên 1.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế ở bậc học mầm non, tiểu học và THCS. Các cấp học vẫn còn thiếu giáo viên theo định mức biên chế cấp tiểu học, một số giáo viên môn Tin học và tiếng Anh phải thực hiện việc dạy liên cấp, liên trường. Do vậy, cùng với việc chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học mới, ngành giáo dục huyện Krông Pa còn sắp xếp, cân đối, điều tiết đội ngũ giáo viên cơ bản đủ để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trao đổi về vấn đề này, ông Chu Sỹ Lin-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pa-cho biết: Mới đây, huyện tuyển dụng được 60 viên chức, giáo viên, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu cho việc tổ chức dạy học. Đối với một số trường hoặc môn học còn thiếu giáo viên phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chủ động hợp đồng giáo viên hoặc phân công giáo viên dạy liên trường, liên cấp.

"Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó, chú trọng việc hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng soạn bài giảng, trình chiếu nhằm ứng dụng tốt nhất công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy cho đội ngũ giáo viên; cập nhật những kiến thức mới trong công tác quản lý, dạy học”-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pa nhấn mạnh.

Với sự chủ động của ngành giáo dục cùng những nỗ lực của các giáo viên, các trường học trên địa bàn huyện Krông Pa đã sẵn sàng chào đón năm học mới, với quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong năm học này.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.