Hoãn phiên tòa xét xử cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo hơn 53 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 19-4, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Chu Nữ Diệu Huyền (SN 1985, trú tại phường Hội Thương, TP. Pleiku). Bị cáo là cựu nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai (VDB) bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Lý do hoãn phiên tòa do nhiều đương sự vắng mặt.

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2016, Huyền chuyển công tác từ VDB-Chi nhánh Kon Tum về VDB-Chi nhánh Gia Lai, sau đó, có quen biết với bà L.T.T.H. (trú tại TP. Pleiku). Từ tháng 9-2019, với vai trò là nhân viên VDB, Huyền bắt đầu vay tiền của bà H. với lãi suất 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày rồi cho người khác vay lại 2.500 đồng/1 triệu đồng/ngày để hưởng chênh lệch. Trong quá trình vay mượn, thấy bà H. không kiểm soát chặt chẽ được nguồn tiền vay mượn giữa hai bên nên Huyền đã chiếm đoạt số tiền hơn 18,3 tỷ đồng của bà H..

Bị cáo Huyền được dẫn giải đến tòa. Ảnh: Lê Kiến

Bị cáo Huyền được dẫn giải đến tòa. Ảnh: Lê Kiến

Từ tháng 1-2020, Huyền tiếp tục đưa ra thông tin cần nhiều tiền để làm đáo hạn. Tin tưởng, bà H. tiếp tục chuyển tiền cho Huyền. Tính đến tháng 5-2020, Huyền chưa chuyển trả lại cho bà H. số tiền hơn 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi bà H. yêu cầu thu hồi số tiền đã vay thì Huyền đưa ra lý do toàn bộ số tiền trên đã đưa cho bà Lê Thị Thương (SN 1988, trú tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku) vay lại, đồng thời, hứa hẹn sẽ trả nhưng không thực hiện. Cụ thể, bà Thương đang nợ Huyền số tiền 133 tỷ đồng, trong đó, có hơn 53 tỷ đồng của bà H., số tiền còn lại là tiền gốc và lãi của bị cáo. Lấy lý do bà Thương không trả tiền cho mình nên bị cáo không có tiền để trả cho bà H..

Để bà H. tin tưởng vụ việc làm ăn của mình, Huyền dẫn bà H. đến nhà bà Thương để ký biên bản chốt nợ. Tại đây, Huyền đã yêu cầu bà Thương trực tiếp ký giấy đang nợ bà H.. Sau khi cố ý đẩy khoản nợ cho bà Thương, bị cáo tuyên bố không còn nợ tiền bà H..

Nhận thấy mình bị Huyền lừa nên bà H. đã làm đơn tố giác Huyền đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai. Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định, từ năm 2019 đến 2020, Huyền đã chuyển khoản, đưa tiền mặt cho bà Thương tổng cộng trên 226 tỉ đồng. Đồng thời, bà Thương đã chuyển trả cho Huyền trên 236 tỉ đồng. Số tiền mà bà Thương chuyển trả cho Huyền nhiều hơn số tiền mà Huyền đã chuyển cho bà Thương nên cơ quan điều tra xác định không có việc bà Thương còn nợ Huyền số tiền 133 tỉ đồng. Như vậy, số tiền mà Huyền chiếm đoạt của bà H. là hơn 53 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.