Hóa ra đây mới là nguyên nhân số 1 làm tăng huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông thường, mọi người nghĩ rằng muối có hại cho huyết áp. Tuy nhiên, đường thực sự cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này.
Theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ WebMD, đồ uống có đường cũng có hại như muối đối với bệnh tăng huyết áp.

Đường thực sự cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Ảnh: Shutterstock
Đường thực sự cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Ảnh: Shutterstock
Huyết áp cao là mức huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Nó được coi là kẻ giết người thầm lặng, vì làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Trong lịch sử, muối được coi là tác nhân chính gây ra huyết áp cao, chủ yếu là vì nó gây giữ nước.
Do đó, để giảm huyết áp cao và nguy cơ tử vong, các bác sĩ khuyên bệnh nhân giảm lượng muối ăn.
Nhưng theo WebMD, đồ ăn thức uống có đường có thể gây hại cho huyết áp.
WebMD giải thích: đường có thể làm tăng huyết áp mạnh hơn muối. Thêm nhiều đường vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Nghiên cứu cho thấy, uống 2 lon nước ngọt - khoảng 700 ml, có thể làm tăng 15 điểm áp suất tâm thu, và 9 điểm huyết áp tâm trương.
Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng các loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm như đường cát chúng ta ăn hoặc xirô, có hại hơn đường tự nhiên có trong trái cây.
Tại sao đường nguy hiểm cho người bệnh huyết áp cao?
Theo nền tảng sức khỏe VeryWell Health, đường làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó ức chế việc sản xuất oxit nitric - là chất cơ thể cần giúp cho mạch máu giãn nở.

Nghiên cứu cho thấy, uống 2 lon nước ngọt có thể làm tăng 15 điểm áp suất tâm thu, và 9 điểm huyết áp tâm trương. Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu cho thấy, uống 2 lon nước ngọt có thể làm tăng 15 điểm áp suất tâm thu, và 9 điểm huyết áp tâm trương. Ảnh: Shutterstock
Mặc dù điều này không chỉ khiến huyết áp tăng vọt ngay lập tức, mà về lâu dài còn gây tăng cân - một nguyên nhân chính gây huyết áp cao.
WebMD giải thích, nghiên cứu cho thấy lượng đường ăn vào thực sự có thể làm tăng độ nhạy cảm với muối, dẫn đến tác động tiêu cực của natri đối với huyết áp.
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ Journal of the American Nutrition, cũng đồng ý rằng, cả muối và đường đều ảnh hưởng đến huyết áp và sự trao đổi chất.
Trong khi ăn mặn làm tăng mức kháng insulin và tăng huyết áp thì ăn nhiều đường cũng làm tăng độ nhạy cảm với muối do giữ natri trong nước tiểu, tăng kháng insulin và tăng huyết áp, theo WebMD.
Nghiên cứu đã phát hiện ra phụ nữ lớn tuổi, ăn nhiều đường cũng dễ bị huyết áp cao.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.