Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sản xuất hoa là một trong các ngành hàng chủ lực với tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh với các vùng sản xuất khác trong nước. Tại TP Đà Lạt, được coi là trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu cả nước, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy các giải pháp để ngành hoa phát triển bền vững.
Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, chiếm trên 67% diện tích và 75% sản lượng

Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, chiếm trên 67% diện tích và 75% sản lượng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng luôn duy trì mức tăng trưởng khá. Năm 2022, tăng trưởng 5,02%, đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 38,62% cơ cấu kinh tế. Đối với ngành hoa, thống kê năm 2022, toàn tỉnh có trên 9.500 ha trồng hoa với sản lượng trên 3,6 tỷ cành, mỗi năm xuất khẩu ra nước ngoài 470 triệu cành.

Trong đó, TP Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, chiếm trên 67% diện tích và 75% sản lượng. Diện tích gieo trồng hoa TP Đà Lạt năm 2022 đạt 5.926 ha, sản lượng 2,4 tỷ cành với tổng diện tích hoa ứng dụng công nghệ cao 1.986 ha. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 970 triệu đồng/ha. Một số mô hình canh tác hoa cao cấp có giá trị thu hoạch từ 2,5 - 3 tỷ đồng/ha/năm như hoa lily, hoa địa lan,... Về xuất khẩu, năm 2022, ngành hoa xuất khẩu đạt 74 triệu USD. Riêng 3 tháng đầu năm 2023 mặt hàng hoa các loại xuất khẩu ước đạt gần 20 triệu USD (tăng 20,3% so với cùng kỳ), trong đó Đà Lạt chiếm trên 80 mặt hàng hoa xuất khẩu cả tỉnh.

Ngành hoa Đà Lạt đặt mục tiêu tới năm 2030 sản lượng hoa toàn tỉnh đạt 4,5 tỷ cành và 0,5 tỷ chậu hoa các loại

Ngành hoa Đà Lạt đặt mục tiêu tới năm 2030 sản lượng hoa toàn tỉnh đạt 4,5 tỷ cành và 0,5 tỷ chậu hoa các loại

Bên cạnh đó, Festival Hoa Đà Lạt 2 năm tổ chức 1 lần từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, minh chứng cho thành công khi địa phương khai thác tốt lợi thế thiên nhiên, đặc thù thế mạnh ngành hoa để hướng tới sự phát triển bền vững. Việc phát triển ngành hoa với phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được đặc biệt chú trọng.

Thương hiệu “Hoa Đà Lạt” đã được định vị là sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ cơ quan chức năng liên quan, dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với tiềm năng rất lớn về đất đai, nhân lực nông nghiệp công nghệ cao cũng như các lợi thế cạnh tranh khác nhưng sản phẩm hoa Đà Lạt xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số công ty trong tỉnh có tiềm lực mạnh, xuất sang thị trường truyền thống (Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và một lượng nhỏ sang Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, Nga và Campuchia,..). Song song đó, chất lượng hoa chưa đạt yêu cầu đối với thị trường khó tính, quy trình sản xuất thiếu bền vững, công nghệ bảo quản ngoài các doanh nghiệp lớn trồng và tiêu thụ hoa trong và ngoài nước thực hiện tốt còn lại đa số còn theo phương pháp truyền thống, kém hiệu quả.

Đà Lạt hướng tới mục tiêu tỷ lệ diện tích hoa từ các giống mới có bản quyền đạt 35 - 40% phù hợp với các quy định để phát triển thị trường xuất khẩu
Đà Lạt hướng tới mục tiêu tỷ lệ diện tích hoa từ các giống mới có bản

quyền đạt 35 - 40% phù hợp với các quy định để phát triển thị trường

xuất khẩu

Ngành hoa Đà Lạt vẫn còn tình trạng mất cân đối lớn về cơ cấu chủng loại hoa. Trong các loài hoa thương phẩm được trồng tại TP Đà Lạt thì hoa cúc, hồng, lay ơn, cẩm chướng, đồng tiền,... vẫn chiếm tỷ lệ lớn về diện tích. Mặc dù các loại hoa nêu trên cho năng suất, dễ trồng, sản lượng cao nhưng hầu hết là các giống cũ, dễ bị thoái hóa, nhiễm bệnh, giá trị thấp hơn nhiều so với các loại hoa có bản quyền, ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của hoa Đà Lạt.

Thương hiệu “Hoa Đà Lạt” đã được định vị là sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường.

Để ngành hoa không chỉ là một trong những trụ cột quan trọng của nền nông nghiệp địa phương, trong chiến lược phát triển ngành hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Đông Nam Á, sản xuất được 200 triệu cây giống/năm theo công nghệ nuôi cấy mô invitro, nâng tỷ lệ hoa xuất khẩu từ 9,7% như hiện nay lên 30%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 217 triệu USD/năm.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, về định hướng phát triển bền vững ngành hoa tại Đà Lạt thời gian tới, ngành Nông nghiệp địa phương sẽ tiến hành cơ cấu lại nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng khu vực và năng lực sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đồng thời, bố trí sử dụng hợp lý công nghệ nhà kính đảm bảo cảnh quan đô thị, nông thôn hướng đến hình thành các mô hình điểm về làng hoa xanh. Phấn đấu hiện đại hóa khâu sản xuất hoa thông qua nhập nội và sử dụng giống mới đạt trên 3.000 ha gieo trồng hàng năm (26% tổng diện tích canh tác hoa) với tỷ lệ diện tích hoa từ các giống mới có bản quyền đạt 35 - 40% phù hợp với các quy định để phát triển thị trường xuất khẩu. Thực hiện đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt -Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các thị trường chủ lực trên thế giới và nhiều giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa quy trình sản xuất, canh tác khác.

Tin vui cho ngành hoa địa phương là tháng 7/2023, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thực hiện ký kết khoản vay ODA cho Chính phủ Việt Nam trị giá 10.672 tỷ đồng để thực hiện các dự án quan trọng. Trong đó có khoản vay cho Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1) trị giá 829 tỷ đồng, có mục tiêu hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp của tỉnh với các tiểu dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi và đặc biệt là tiểu dự án xây dựng Trung tâm Giao dịch hoa Đà Lạt.

Hy vọng cùng với việc nâng cao các giải pháp đồng bộ về cải thiện cơ chế chính sách, thu hút vốn đầu tư, nâng cao nguồn nhân lực,... sắp tới việc đầu tư Trung tâm Giao dịch hoa sẽ tạo được “cú huých” cho ngành hoa và người trồng hoa Đà Lạt trên con đường chinh phục thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.