Hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phí

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa.

Cụ thể, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20-2-2023.

Hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phí  ảnh 1

Theo Thông tư số 02/2023/TT-BTC, hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phí. Ảnh: Minh Phương

Theo đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện các việc sau: Hỗ trợ cho người trồng lúa: Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc gồm: Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương, chất lượng đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn và điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện lập phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại cho cả thời kỳ và từng năm, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Cùng đó, căn cứ phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa được duyệt và định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa (tăng độ dày tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác) trình cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện.

Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Có thể bạn quan tâm

Thêm 16 mã số vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói sầu riêng

Thêm 16 mã số vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói sầu riêng

(GLO)- Ông Trần Xuân Khải-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh-cho biết: Chi cục vừa nhận được Công văn số 508/BVTV-HTQT của Cục Bảo vệ thực vật về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Tiếp sức nhà nông”: Thiết thực, nhân văn

“Tiếp sức nhà nông”: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- “Tiếp sức nhà nông” là chủ đề chương trình trao vốn do Báo Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân và Tỉnh Đoàn tổ chức tại huyện Chư Sê vào sáng 5-3. Đúng với tinh thần “tiếp sức”, 80 hộ nông dân khó khăn đã được hỗ trợ vốn vay không lãi suất để phát triển sản xuất, góp phần thoát nghèo bền vững.

Chư Prông phát huy hiệu quả quỹ hội nông dân

Chư Prông phát huy hiệu quả quỹ hội nông dân

(GLO)- Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân (ND), Hội ND huyện Chư Prông đã triển khai nhiều mô hình, dự án thiết thực, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập.
Phòng cháy, chữa cháy mía với phương châm “4 tại chỗ”

Phòng cháy, chữa cháy mía với phương châm “4 tại chỗ”

(GLO)- Trước tình hình cháy mía ngày càng diễn biến phức tạp tại khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh, ngày 2-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cùng đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông-Vận tải đã đến kiểm tra thực tế tình hình sản xuất mía đường tại huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai

(GLO)- Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Dân tộc đối với các kiến nghị của cử tri Gia Lai theo Công văn số 201/ĐĐBQH-VP của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về việc bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Gia Lai sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Gia Lai sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

(GLO)- Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cà phê. Thực tế đó đòi hỏi các ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có giải pháp giúp người dân tổ chức lại sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và thu nhập.

Nỗi lo từ việc ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng

Nỗi lo từ việc ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng

(GLO)- Việc nhiều loại hoa quả của Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu chính ngạch, trong đó có sầu riêng, đang mở ra triển vọng lớn cho ngành sản xuất, xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên, theo đà tăng giá đột biến dịp cuối năm, nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đang ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chuyện được mùa mất giá, mà người gánh chịu hậu quả không ai khác hơn chính là nông dân.
Krông Pa: Sản xuất vụ Đông Xuân gặp nhiều thuận lợi

Krông Pa: Sản xuất vụ Đông Xuân gặp nhiều thuận lợi

(GLO)- Bước vào vụ Đông Xuân 2022-2023, tình hình thời tiết ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) khá thuận lợi giúp các loại cây trồng Đông Xuân 2022-2023 phát triển tốt. Ngoài ra, giá cả một số mặt hàng nông sản như mía, mì, dưa hấu tăng hơn vụ trước khiến người dân rất phấn khởi.