Hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 492/KH-UBND về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025" (giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thời gian thực hiện là giai đoạn 2021-2025, phạm vi triển khai là tất cả vùng đồng bào DTTS thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh với các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng-chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng tiếng Việt, Bahnar, Jrai; xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền...
Đối tượng là thanh niên, người chưa thành niên đủ từ 10 tuổi trở lên cả nam và nữ, phụ huynh học sinh hoặc cha mẹ của nam nữ thanh niên DTTS, cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS, các hội đoàn thể, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS...
Tuyên truyền về Luật Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Đề án cũng đề ra mục tiêu giảm bình quân 2% đến 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% đến 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Phấn đấu đến năm 2025 ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS… Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho vùng DTTS.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định…
Sở Tư pháp phối hợp biên soạn tài liệu, sản phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông vận động tư vấn pháp luật liên quan về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đưa vào nội dung tuyên truyền, cũng như hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ gíup pháp lý liên quan việc kết hôn ở vùng DTTS…
Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục lồng ghép về giới tính, các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, tác hại và hậu quả của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành đối với học sinh, thanh-thiếu niên người DTTS… Bên cạnh đó, MTTQ và đoàn thể các cấp có kế hoạch lồng ghép các nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hoạt động của ngành. 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện. Chủ động bố trí kinh phí và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, thiết thực, đạt hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình tảo hôn, có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa và xử lý các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân gia đình, phòng-chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.