Hà Bầu đầu tư nâng tầm hạt gạo Krol

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bên cạnh mở rộng diện tích sản xuất giống lúa cổ Krol, người dân Jrai ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa) cũng chú trọng xây dựng thương hiệu nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm.

Ông Hmirhk (làng Bông, xã Hà Bầu) cho hay: “Gạo Krol khi nấu cơm rất thơm và dẻo. Nếu nghiền bột thì làm được nhiều món bánh ngon. Vì thế, nhiều hộ trong xã vẫn duy trì giống lúa này. Hiện gia đình tôi dành 4 sào gieo trồng giống lúa Krol. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, bón phân đúng liều lượng nên 4 sào lúa Krol của gia đình thu được hơn 2 tấn”-ông Hmrihk cho hay.

Ông Hmrihk đang xay xát gạo Krol để sử dụng. Ảnh: N.H

Ông Hmrihk đang xay xát gạo Krol để sử dụng. Ảnh: N.H

Tương tự, ông Bớt-Trưởng thôn Bông cũng duy trì 3 sào lúa Krol. Ông cho biết, Krol là giống lúa cổ có chất lượng thơm ngon. Thời gian sinh trưởng của giống lúa Krol dài tới 6 tháng nên mỗi năm chỉ gieo sạ một đợt vào vụ mùa. Tuy nhiên, giống lúa Krol có thân cao và khỏe nên phát triển được ở cả những vùng trũng hay ngập nước. Không những vậy, lúa Krol cũng ít bị sâu bệnh. “Hiện nay, 3 sào lúa của gia đình cho sản lượng gần 1,5 tấn/năm. Ngoài cung cấp lương thực cho gia đình, tôi còn bán để cải thiện thu nhập”-ông Bớt nói.

Cũng theo ông Bớt, hiện nay, người dân làng Bông đang duy trì 20 ha giống lúa Krol. Trước đây, người dân chủ yếu canh tác theo tập quán cũ, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất đạt thấp. Những năm gần đây, nhờ được tập huấn khoa học kỹ thuật về gieo sạ, chăm sóc nên năng suất đạt bình quân 4,5-5 tấn/ha.

Trao đổi với P.V, ông Y Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bầu-thông tin: Krol là giống lúa cổ của người dân Jrai. Đặc điểm nổi bật của giống lúa này là hạt lúa tròn, gạo có mùi thơm thoang thoảng, khi nấu chín cơm dẻo, có vị ngọt đậm. Năm 2020, gạo Krol đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua, giống lúa Krol có nguy cơ bị thoái hóa do tập quán canh tác của người dân dẫn đến có sự pha tạp của một số giống lúa khác. Thời gian gần đây, xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục duy trì diện tích lúa Krol hiện có; đồng thời, hướng dẫn người dân gieo trồng tập trung, không gieo trồng xen kẽ với các giống lúa khác để tránh bị thoái hóa.

Trước đó, vào năm 2020, gạo Krol đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: N.H

Trước đó, vào năm 2020, gạo Krol đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: N.H

“Hà Bầu đang duy trì hơn 70 ha giống lúa Krol vào vụ mùa, tập trung tại làng Bông (20 ha), làng Nú (20 ha), làng Vẻ (hơn 30 ha). Nhờ thường xuyên tham gia tập huấn, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất đạt 4,5-5 tấn/ha; hàng năm bán ra thị trường trên 150 tấn lúa và gạo Krol. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động người dân duy trì hoặc mở rộng diện tích gieo sạ giống lúa Krol theo hướng trồng tập trung; áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng hữu cơ nhằm bảo đảm chất lượng hạt gạo để xây dựng chỉ dẫn địa lý. Từ đó, xã tiếp tục tạo thương hiệu cho sản phẩm gạo cổ này”-Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.