Gạo Krol trở thành sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, chị Lê Thị Bích Hòa (thôn 76, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) liên kết với một số hộ nông dân sản xuất giống lúa Krol. Mới đây, sản phẩm gạo Krol được UBND huyện Đak Đoa công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Chị Lê Thị Bích Hòa cho biết: Giống lúa Krol được người Jrai ở xã Hà Bầu canh tác từ lâu đời. Vì đặc điểm hạt lúa tròn nên người Jrai gọi là “Krol” có nghĩa là “tròn”. Giống lúa này gieo trồng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và cuối tháng 11 mới cho thu hoạch. Cây lúa sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Hà Bầu và được người dân ở đây canh tác theo cách truyền thống, không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

“Gạo Krol khi nấu cơm có mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt nhẹ, mềm, dẻo. Đặc biệt, khi để nguội, hạt cơm vẫn mềm. Khi chúng tôi đưa loại gạo này đi kiểm định thì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Gạo Krol được khách hàng đánh giá là thơm ngon, an toàn, giá cả phù hợp”-chị Hòa chia sẻ.

Chị Lê Thị Bích Hòa (thôn 76, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) giới thiệu sản phẩm gạo Krol. Ảnh: Lê Nam
Chị Lê Thị Bích Hòa (thôn 76, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) giới thiệu sản phẩm gạo Krol. Ảnh: Lê Nam


Nhận thấy giá trị của giống lúa này, chị Hòa đã liên kết với 10 hộ dân địa phương sản xuất trên diện tích gần 6 ha. Đồng thời, chị thành lập cơ sở sản xuất, xay xát và kinh doanh loại gạo này. Đầu năm 2020, chị đăng ký tham gia chương trình OCOP và được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về sản phẩm, tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác. Ngoài ra, sản phẩm đã được đưa đi giới thiệu, quảng bá tại các chợ phiên nông sản an toàn, nhất là Tuần lễ cỏ hồng và Hội chợ nông sản an toàn huyện Đak Đoa cũng như các hội chợ do tỉnh tổ chức.

“Mong muốn của tôi khi tham gia chương trình này là để người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo đặc trưng của địa phương và giúp nông dân xã Hà Bầu ổn định sản xuất, có đầu ra đảm bảo, tăng thu nhập. Thông qua chương trình OCOP, tôi muốn giúp bà con xây dựng thương hiệu gạo Krol của địa phương”-chị Hòa bày tỏ.

Xã Hà Bầu hiện có khoảng 570 ha lúa, trong đó, đồng bào Jrai gieo trồng giống lúa Krol với diện tích 200-250 ha. Bà Blanh-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã-cho biết: Giống lúa Krol được người dân sản xuất từ rất lâu rồi. Phần lớn bà con làm lúa chỉ để ăn, ít bán ra thị trường. Cây lúa có thời gian sinh trưởng hơn 6 tháng nên người dân chỉ làm được 1 vụ trong năm và đạt năng suất 3,5-4 tấn/ha.

“Giống lúa Krol do người dân sản xuất lâu đời nên đã ít nhiều bị lai tạo, thoái hóa. Do đó, chúng tôi cũng muốn được phục tráng giống lúa Krol thuần chủng. Đồng thời, phối hợp với chị Hòa và người dân liên kết sản xuất lúa Krol, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ”-bà Blanh nói.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT-ghi nhận: “Chúng tôi đánh giá cao gạo Krol vì mang tính đặc trưng, gắn với truyền thống và điều kiện sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hà Bầu. Đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh; khi xây dựng được thương hiệu sẽ góp phần nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân. Phòng cũng đang phối hợp với UBND xã Hà Bầu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa giống Krol giai đoạn 2021-2025 để triển khai cánh đồng một giống nhằm duy trì và bảo tồn loại giống này”.

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.