Gian nan thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thu nhập bình quân đầu người là 1 trong 19 tiêu chí để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, tiêu chí này được các địa phương và cơ quan chuyên môn đánh giá gặp nhiều khó khăn nhất vì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.

gian-nan-thuc-hien-tieu-chi-thu-nhap-trong-xay-dung-nong-thon-moi-bg-3488.jpg
Người dân xã Yang Trung (huyện Kông Chro) chăm sóc bò sinh sản được hỗ trợ. Ảnh: N.D

Toàn tỉnh có 182 xã, trong đó, 164 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tại các xã này, việc thực hiện tiêu chí thu nhập trong bộ tiêu chí xây dựng NTM gặp nhiều trở ngại.

Ia Hiao (huyện Phú Thiện) là 1 trong 12 xã trên toàn tỉnh phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm nay. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Tiến Tiệp thông tin: Đến nay, xã đạt được 13 tiêu chí, còn lại 6 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí thu nhập. Do thiếu đất sản xuất và vốn để đầu tư phát triển kinh tế nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.

Để đạt được bình quân thu nhập 50 triệu đồng/người/năm là vô cùng khó. Để hoàn thành tiêu chí này, UBND xã phối hợp với các phòng, ban của huyện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng rất ít người tham gia.

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho hay: Việc thực hiện tiêu chí thu nhập tại một số xã vẫn còn gặp nhiều gian nan. Đặc biệt, nhiều hộ nghèo, cận nghèo không có đất sản xuất nên nguồn thu nhập bấp bênh.

“Để đạt chuẩn tiêu chí thu nhập, thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ các xã xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, huyện lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu của người dân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn”-ông Tuấn nhấn mạnh.

Hiện nay, hầu hết các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2024 đang gặp nhiều khó khăn trong thực hiện tiêu chí thu nhập. Dù các địa phương đã nỗ lực huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, song với quy định thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng/năm là rất khó đối với người dân, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo nhìn nhận của các địa phương, tiêu chí thu nhập gắn liền với giảm nghèo. Trong khi xuất phát điểm về phát triển kinh tế của các xã còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nguồn thu nhập chưa thực sự bền vững dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí này.

2diep-5580.jpg
Người dân xã Yang Trung (huyện Kông Chro) chăm sóc bò sinh sản được hỗ trợ. Ảnh: N.D

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối NTM tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 101/182 xã đạt tiêu chí thu nhập và giảm nghèo đa chiều (chiếm 55,5%).

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh-cho biết: Theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 1-3-2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM thì tiêu chí thu nhập và nghèo đa chiều không được điều chỉnh nên vẫn còn rất cao.

“Để khắc phục khó khăn, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương tập trung rà soát và huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương triển khai hiệu quả Chương trình OCOP, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng NTM”-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Lão nông Jrai mê làm giàu

R’com Hlung: Lão nông Jrai mê làm giàu

(GLO)- Ông R’com Hlung (làng Bui, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người rất mê làm giàu. Ở tuổi ngoài 60, ông vẫn tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ia Sao: Lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Ia Sao lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 25-9, Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do đồng chí Trần Bình Trọng-Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.