Giai đoạn 2015-2020, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp ở Gia Lai giảm 50,8%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 31-12, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; triển khai nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025. 

 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Huân-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm-cho biết: Gia Lai có diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 741.253 ha (quy hoạch rừng đặc dụng 59.201 ha, quy hoạch rừng phòng hộ 144.507 ha, quy hoạch rừng sản xuất 537.545 ha). Thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-HĐND tỉnh ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh, đến nay, 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng.

Thực hiện Kế hoạch số 1123/KH-UBND của UBND tỉnh về thu hồi diện tích rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục địa lâm nghiệp và trồng rừng, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm. Qua đó, đã tổ chức được 1.849 đợt tuyên truyền, vận động, họp dân với 110.727 lượt người tham gia; các hộ dân đã tự nguyện kê khai 32.280 ha đất rừng lấn chiếm. Toàn tỉnh đã trồng được 26.937,5 ha rừng (trồng rừng tập trung 22.671,8 ha, trồng cây phân tán 4.265,7 ha); khoanh nuôi tái sinh 1.300 ha/1.300 ha.

Lực lượng chức năng đã tổ chức 1.366 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng với 95.000 lượt người tham gia; phát 75.000 tờ rơi, tranh tuyên truyền công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; ký cam kết an toàn lửa rừng với trên 80.000 cá nhân, hộ gia đình sống trong rừng, ven rừng; diễn tập chữa cháy rừng 11 đợt với 2.400 lượt người tham gia; thực hiện đốt trước có điều khiển 4.000 ha; làm 400 km đường ranh cản lửa; tu sửa, xây dựng mới 4.860 bảng biển các loại, mua sắm 7.000 dụng cụ chữa cháy rừng.

Ngoài ra, các địa phương, đơn vị chủ rừng đã tổ chức khoán bảo vệ rừng được 869.376 lượt ha, bình quân 144.896 ha/năm. Thu tiền dịch vụ môi trường rừng được hơn 583,1 tỷ đồng và chi tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 538,8 tỷ đồng.   

Bên cạnh đó, giai đoạn 2015-2020, các ngành chức năng đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 4.300 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 4.437 vụ (tương đương 50,8%) so với giai đoạn 2009-2014. Trong đó, phá rừng trái pháp luật 282 vụ; khai thác rừng trái pháp luật 332 vụ; vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng 11 vụ (diện tích rừng bị cháy 150,8 ha); vi phạm về bảo vệ động vật rừng 15 vụ; mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật 3.465 vụ; vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản 59 vụ; vi phạm khác 136 vụ. Đã xử lý 4.206 vụ (xử lý hành chính 3.991 vụ, xử lý hình sự 215 vụ); tang vật, phương tiện tịch thu gồm hơn 8.501 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ, 258 xe ô tô, máy kéo, 839 xe máy, 99 phương tiện khác. Thu nộp ngân sách 74,5 tỷ đồng.

Thời gian tới, các cấp, ngành chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng; quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, cố gắng bảo vệ 100% diện tích rừng tự nhiên hiện có; trồng 40.000 ha rừng (rừng phòng hộ 750 ha, rừng sản xuất 22.750 ha, rừng thay thế 11.500 ha, trồng cây phân tán 5.000 ha)...

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.