(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của cộng đồng người Jrai. Đến nay, toàn huyện có 60 đội cồng chiêng với 1.829 thành viên.
(GLO)- Tối 11-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam năm 2024”.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 cần một nguồn lực đầu tư rất lớn. Các đại biểu Quốc hội đều nhận định, hiệu quả đưa lại nếu thực hiện thành công chương trình này cũng hết sức to lớn.
Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản nhằm phát huy bản sắc của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc bảo tồn các giá trị ngàn xưa cũng cần được làm rõ và hiểu rõ. Không phải cứ giữ nguyên hiện trạng cũ với rêu phong, vết nứt, điểm gãy đổ… thì mới là bảo tồn.
(GLO)- Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai có rất nhiều chương trình hấp dẫn, trong đó có chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật “Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản“ 2022 và lễ tiếp nhận, trồng cây hoa anh đào tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là lần đầu tiên hoạt động giao lưu văn hóa Việt-Nhật được tổ chức tại Gia Lai mở ra lối “đi tắt“ để “đón đầu“ các cơ hội hợp tác, phát triển trong tương lai.
Cuộc khảo sát nhỏ, với hơn 10 nghìn người về tâm lý khách nội địa năm 2022 mới đây cho biết, Hội An tiếp tục lọt vào tốp 10 điểm đến được khách nội địa yêu thích. Từ kết quả này, lại muốn đề cập đến việc Hội An có thể tiếp tục khai thác giá trị văn hóa, tạo thêm những sản phẩm du lịch văn hóa mới lạ.
(GLO)- Bảo tồn nghề truyền thống chính là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa. Với tâm niệm đó, nhiều phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro vẫn từng ngày miệt mài bên khung dệt, cố gắng “níu giữ“ và làm sống dậy sắc màu thổ cẩm của dân tộc mình.
(GLO)- Kể cả những người già nhất ở xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cũng không nhớ rõ bà con Jrai vùng này đã bỏ nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền từ khi nào. Các lễ hội chỉ còn trong miền nhớ xa xôi. Thế nhưng, từ khi vùng đất này trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh, cùng với hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa đang dần hồi sinh.
(GLO)- Để bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo riêng của địa phương và góp phần phát triển du lịch, huyện Ia Grai (Gia Lai) sẽ lần đầu tổ chức Giải Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô.
(GLO)- Hàng năm, vào ngày 28-7 Âm lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã An Khê lại tề tựu về khuôn viên An Khê trường (thuộc Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo) tổ chức lễ tưởng niệm Ngày mất Hoàng đế Quang Trung.
Kiến trúc nhà mồ của người Bahnar mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.
“Làng Nôm và chùa Nôm là quần thể di tích mang kiến trúc độc đáo của làng Việt cổ, thể hiện đậm nét dấu ấn văn hóa của nền văn minh sông Hồng cần được bảo tồn“.