Giá trị văn hóa và du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc khảo sát nhỏ, với hơn 10 nghìn người về tâm lý khách nội địa năm 2022 mới đây cho biết, Hội An tiếp tục lọt vào tốp 10 điểm đến được khách nội địa yêu thích. Từ kết quả này, lại muốn đề cập đến việc Hội An có thể tiếp tục khai thác giá trị văn hóa, tạo thêm những sản phẩm du lịch văn hóa mới lạ.

Hội An luôn chú trọng trao truyền nghệ thuật trình diễn dân ca, bài chòi cho các lớp diễn viên trẻ.
Hội An luôn chú trọng trao truyền nghệ thuật trình diễn dân ca, bài chòi cho các lớp diễn viên trẻ.
Trò chơi bài chòi đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân và du khách thập phương khi đến tham quan, thưởng lãm khu phố cổ - di sản văn hóa thế giới.
Những thước phim tư liệu của hồ sơ quốc gia Nghệ thuật bài chòi miền Trung Việt Nam trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cũng được quay nhiều cảnh và hoạt động ở Hội An.
Trong quá trình làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận Nghệ thuật bài chòi là di sản phi vật thể của nhân loại, Hội An trở thành một bộ phận rất quan trọng trong việc thực hành văn hóa bài chòi, tức là thực hành trò diễn bài chòi trong đời sống đương đại.
Từ chỗ chỉ là trò chơi dân gian, Hội An đã dựng thành những tiết mục nghệ thuật hoàn chỉnh đúng phong cách “diễn xướng dân gian bài chòi” và liên tục được cử tuyển hoặc mời chọn tham dự các liên hoan nghệ thuật dân gian, dân ca cấp khu vực cũng như toàn quốc.
Liên tục nhiều năm qua, bài chòi Hội An còn được mời diễn giao lưu văn hóa quốc tế, từ châu Âu sang châu Á rồi đến châu Úc… Các nghệ nhân, anh hiệu chị hiệu ở Hội An còn được Sở VH-TT&DL mời bồi dưỡng kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật bài chòi ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Dụng cụ đánh bắt đánh bắt nghề sông nước trưng bày trong Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An.
Dụng cụ đánh bắt đánh bắt nghề sông nước trưng bày trong Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An.
Song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản bài chòi, các ngành quản lý và bảo tồn ở Hội An cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng dân cư, giá trị các làng nghề truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại như thơ, ca nhạc, họa… để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch riêng có.
Ngoài 29 di tích cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh và 240 di tích ngoài khu phố cổ được đưa vào danh mục quản lý, thành phố cũng đã thiết lập 5 bảo tàng và khu trưng bày chuyên đề phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu.
Hình ảnh xa quay, nong tằm, khung dệt, bóng dáng thôn nữ xe chỉ, luồn kim… trong không gian tằm tang quê cũ hay những dụng cụ đánh bắt nghề sông nước ở Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An luôn thu hút sự quan tâm theo dõi, khám phá, tìm hiểu của người dân và du khách.
Ở Hội An, các tài nguyên văn hóa, tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng được nhận diện sáng tỏ. Trong đó việc kết nối Di sản văn hóa thế giới - Đô thị cổ với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và không gian văn hóa các làng quê, làng nghề truyền thống đã có những kết quả bước đầu.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống, yến sào, đèn lồng, ẩm thực cùng với chương trình Đêm phố cổ, Phố đi bộ, Hội đèn lồng… đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng, hấp dẫn.
Theo các nguồn tư liệu thư tịch, hoạt động nghề truyền thống ở thương cảng cổ Hội An xưa rất nhộn nhịp, với khoảng hơn 50 nghề tập trung vào 4 nhóm gồm: thủ công mỹ nghệ, dịch vụ khai thác, chế biến gia công và nhóm nghề đặc biệt. Tiềm năng của loại hình văn hóa này vẫn còn khá phong phú.
Vì vậy, nếu tiếp tục phục hồi và phát huy giá trị như những gì đã làm thời gian qua, tin rằng Hội An sẽ có thêm những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn và đặc sắc; nhất là những sản phẩm phục vụ thị hiếu của khách nội địa và hướng đến xu hướng du lịch xanh hiện nay.
Theo ĐỖ HUẤN (Báo Quảng Nam)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...