Gót hồng in dấu Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đi qua bao mùa nắng mưa, mỗi bước chân thầm lặng của những người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên ở Lâm Đồng vẫn bền bỉ.

Ở đó, họ dành cả cuộc đời để cống hiến, nỗ lực với mong muốn tạo nên những giá trị văn hóa tốt đẹp cho cộng đồng dân tộc.

Nghệ nhân Touneh Ma Bio dành cả cuộc đời với mong muốn truyền dạy những văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Touneh Ma Bio dành cả cuộc đời với mong muốn truyền dạy những văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ

Người "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

Về Đơn Dương, nhắc đến những già làng, người uy tín truyền dạy văn hóa cho thế hệ trẻ của đồng bào Churu, người ta nghĩ ngay tới lớp học của nghệ nhân Touneh Ma Bio (tại thôn Diom A, xã Lạc Lâm).

Trong không gian lớp học, lũ trẻ thôn Diom A tíu tít nói cười hào hứng sẵn sàng cho buổi học đầy năng lượng. Định kỳ vào tối thứ Ba, Năm và Bảy, hơn 30 thành viên có độ tuổi từ 10 đến 50 ngồi lại cùng nhau ôn luyện dưới sự hướng dẫn của bà Ma Bio.

Là thành viên tham gia lớp học từ những ngày đầu, em Touneh Meruy nhớ lại khoảnh khắc nhóm diễn tấu cồng chiêng và hát dân ca được xướng tên tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đơn Dương.

“Em còn nhớ buổi đầu làm quen với điệu chiêng, nhịp trống, em không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng được sự truyền dạy tận tình của bà Ma Bio, mà giờ đây em đã biết biểu diễn một số bài đơn giản. Tiếp xúc và được sử dụng chiêng, trống, tụi em càng thấy tự hào hơn về văn hóa của dân tộc mình”, em Touneh Meruy tự hào.

Gắn bó với lớp hơn 5 năm, bà Ma Bio bảo rằng, tụi nhỏ bây giờ học nhanh, ngay cả những đứa trẻ 5, 6 tuổi cũng đã biết múa, biết hát những làn điệu cơ bản. Để có sự kết nối, các thành viên được bà cho tham gia các ngày lễ lớn, hội thi, giao lưu văn hóa - văn nghệ ở các địa phương, đặc biệt là các bạn trẻ, bà sẽ là người đồng hành, dìu dắt để mỗi tiếng chiêng, tiếng kèn, điệu múa sẽ theo bước chân các em và cùng nhau trưởng thành.

“Để những giá trị văn hóa của dân tộc mình không bị lãng quên, không bị mai một thì chính thế hệ trẻ sẽ là “cầu nối” để cho mạch nguồn văn hóa của cộng đồng được chảy mãi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tất cả các thành viên đều có mong muốn cùng nhau gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của người xưa để lại”, bà Ma Bio tâm sự.

“Toàn tỉnh hiện có trên 165.000 hội viên phụ nữ; trong đó hội viên DTTS có gần 40.000, chiếm 24%. Chị em phụ nữ DTTS hiện nay cũng rất chủ động thích ứng với thời cuộc; năng động, tích cực tham gia các hoạt động Hội, đồng thời, đã biết sử dụng vốn vay ưu đãi thông qua tổ chức Hội để phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy chị em DTTS đã nhận ra vai trò, vị thế của mình trên các lĩnh vực, để từ đó đóng góp công sức vào xây dựng đời sống ngày càng phát triển, văn minh, hiện đại và thu hẹp khoảng cách giới” - Bà Cil Bri - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Bà K’Hiếu tham dự ngày tôn vinh Gương sáng pháp luật tại Hà Nội vào tháng 11/2023

Bà K’Hiếu tham dự ngày tôn vinh Gương sáng pháp luật tại Hà Nội vào tháng 11/2023

Hủ tục dần được xóa bỏ

Nếu niềm vui trước nay của bà Ma Bio là được nghe, được nhìn thấy thế hệ trẻ kế thừa, và tiếp tục hun đúc lên ngọn lửa văn hóa của dân tộc mình, thì bà K’Hiếu ở tổ dân phố Xoan (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) lại có niềm hạnh phúc riêng khi được đóng góp một phần công sức vào sự chuyển biến, nhận thức của bà con trong tổ dân phố (TDP).

Từng giữ cương vị Bí thư Chi bộ thôn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Tổ trưởng Tổ hoà giải; đến nay, với vai trò là Trưởng Ban Công tác Mặt trận, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn TDP Xoan, bà K’Hiếu đã tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm trong tuyên truyền bà con làm điều hay, lẽ phải.

Chúng tôi đến gặp bà K’Êch - một trong số những người được bà K’Hiếu đến tận nhà để tuyên truyền ngay khi hay tin gia đình sắp có đám cưới. Gia đình bà K’Êch có 4 người con trai đã lấy vợ nhưng không một ai trong gia đình thách cưới nhà gái. “Nếu như ngày xưa thách cưới thì giờ gia đình tôi giàu lắm! Nhưng nghe K’Hiếu, ngay từ đứa con trai đầu tiên, gia đình tôi đã không thách cưới nhà người ta rồi! Nếu gả con gái mà lại phải bán trâu, bán đất… nợ nần chồng chất; như thế là mình mang tội với người ta”, bà K’Êch kể.

Hay với hủ tục tảo hôn, hơn 10 năm nay, tổ dân phố Xoan hoàn toàn xóa bỏ. Lấy ví dụ từ những trường hợp cưới cùng huyết thống đã để lại hệ lụy cho thế hệ mai sau, bà K’Hiếu tập trung tuyên truyền ở những gia đình có nguy cơ. “Ngày trước tuyên truyền cho bà con xóa cái này khó lắm. Nhưng để bà con hiểu, tôi đi làm lúa, đi hái cà với người ta... “Mưa dầm thấm lâu”, cuối cùng bà con cũng hiểu được những điều mình truyền đạt và xóa bỏ từ đó đến bây giờ”, bà K’Hiếu tâm tình.

Ngoài làm tốt công tác xã hội, bà K’Hiếu luôn đồng hành với địa phương xây dựng nông thôn mới. Bà K’Hiếu cho hay: “Tôi còn nhớ năm 1995, khi được biết địa phương đang có chủ trương xây trường mầm non nên đã tình nguyện hiến 7.000 m2 đất của gia đình, 300 m2 để làm đường nông thôn…”.

Với những cống hiến đó, bà K’Hiếu vinh dự 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2007 - 2010 và 2011 - 2015. Ngoài ra, bà còn nhiều lần được tôn vinh, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các hình thức khen thưởng của UBND huyện Lâm Hà và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới địa phương.

Phát huy vai trò là người uy tín, bà Ma K’Lá được bà con biết đến là người phụ nữ làm kinh tế giỏi

Phát huy vai trò là người uy tín, bà Ma K’Lá được bà con biết đến là người phụ nữ làm kinh tế giỏi

Tập trung phát triển kinh tế

Cũng như bà Ma Bio và bà K’Hiếu, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số đã vươn lên, khẳng định được vai trò, vị thế trong đời sống xã hội hiện nay. Bà Ma K’Lá ở thôn Pré (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) cũng là một tấm gương tiêu biểu như thế.

Là người uy tín trong suốt 6 năm qua, bà K’Lá được người dân trong thôn hết lời khen ngợi bởi sự cần mẫn, nỗ lực để trở thành gương phụ nữ làm kinh tế giỏi. Ngược dòng ký ức, bà K’Lá kể rằng, tuổi thơ của bà lắm cơ cực. Từ ngày còn nhỏ, gia đình khó khăn nên bà đã cùng cha, cùng mẹ vào rừng hái măng, lội suối bắt cá để sống qua ngày. Quyết tâm không để cái đói, cái nghèo bám víu lấy mình, bà K’Lá bắt đầu làm việc và tích góp cho bản thân.

“Sau khi lấy chồng, cha mẹ để lại cho tôi 3 sào đất để trồng bắp, khoảng thời gian sau đó, tôi dần tích góp và bắt đầu mở rộng diện tích trồng 5 sào lagim. Bước vào năm 2003, gia đình đã bắt đầu có của ăn của để. Khi ấy, bà con trong thôn truyền nhau bán đất thì vợ chồng tôi vay mượn thêm để mua lại rồi tiếp tục trồng cà phê và rau ngắn ngày. Cứ thế, đời sống gia đình dần trở nên khấm khá và ổn định như bây giờ”, bà K’Lá nhớ lại.

Giờ đây, bà K’Lá có đủ điều kiện để lo cho 3 người con gái của mình. “Ba người con lấy chồng, bà chia cho mỗi người 1 ha đất làm hoa màu, và 1.000 cây cà phê lâu năm để các con ổn định kinh tế, vun vén hạnh phúc gia đình. Mặc dù lớn tuổi rồi, nhưng cái tính “ham công tiếc việc” vẫn thế. Giờ hai vợ chồng tôi vẫn còn đang làm 2 ha cà phê, gần 2 sào trồng rau ngắn ngày và 4 sào trồng ớt. Bên cạnh đó, năm 2019, tôi bắt đầu nuôi thêm hơn 20 con dê. Năm ngoái, riêng cà phê, tôi cũng thu được 6 tấn nhân. Còn với rau ngắn ngày sẽ ký hợp đồng để có bao tiêu sản phẩm”, bà K’Lá cho hay.

Kinh tế ổn định, bà sẵn sàng giúp đỡ những trường hợp khó khăn bằng cách thăm hỏi, động viên. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất và tạo điều kiện giúp đỡ bà con trong thôn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động do địa phương phát động, tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.