Giá tiêu xuất khẩu bật tăng cao nhất trong 3 năm, gia vị Việt ngày càng có vị thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi giá tiêu hôm nay 18/9 vẫn ổn định trong khoảng 76.000 - 80.000 đồng/kg thì giá tiêu xuất khẩu cũng có dấu hiệu tăng nhẹ nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đưa hương vị Việt bay xa.
Giá tiêu hôm nay 18/9: Bắt đầu đà tăng mới?
Theo khảo sát của Dân Việt, giá tiêu hôm nay 18/9 vẫn ổn định trong khoảng 76.000 – 80.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk, Đắk Nông dao động trong khoảng 78.000 đồng/kg; giá tiêu tại Gia Lai thấp hơn một chút, đạt 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu dao động trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg, trong khi fias tiêu ở Bình Phước là 78.000 - 79.000 đồng/kg.
Trong khi giá tiêu trong nước ổn định ở mức cao thì giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại có dấu hiệu tăng, cụ thể mức tăng 115 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng.
Đáng chú ý, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8/2020. 
Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 3.321 USD/ tấn, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây được coi là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác giảm.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam tăng cao nhất kể từ tháng 1/2018 nhờ các doanh nghiệp, người dân nỗ lực nâng cao chất lượng. Trong ảnh: Nông dân Chư Pưh sản xuất hồ tiêu hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Diệp/Báo Gia Lai.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam tăng cao nhất kể từ tháng 1/2018 nhờ các doanh nghiệp, người dân nỗ lực nâng cao chất lượng. Trong ảnh: Nông dân Chư Pưh sản xuất hồ tiêu hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Diệp/Báo Gia Lai
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8/2021 đạt xấp xỉ 17.000 tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trị giá 63,13 triệu USD, giảm 35,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197.000 tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 
Giá tiêu xuất khẩu tăng cao nhờ uy tín của hạt tiêu Việt được cải thiện
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam 2021 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong số các loại gia vị của Việt Nam thì hạt tiêu đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. 
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng.
Ông Lê Đức Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2 tháng 9 cũng cho biết, hiện nay, Việt Nam đang duy trì diện tích hồ tiêu là 130.000ha  với sản lượng 180.000 tấn/năm.

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam 2021 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, các đại biểu đánh giá cao chất lượng tiêu Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam 2021 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, các đại biểu đánh giá cao chất lượng tiêu Việt Nam. Ảnh chụp màn hình
Dù dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vẫn ổn định. Đến nay, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khối lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu hiện chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới.
Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, để có ưu thế cạnh tranh trên thị trường gia vị và hương liệu trên thế giới, sau khi Việt Nam kiểm soát ổn thỏa tình hình dịch bệnh Covid 19, các địa phương và doanh nghiệp cần có kế hoạch khôi phục sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ chế biến, phát triển đa dạng loại hình sản phẩm, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã tham gia gần đây để thúc đẩy xuất khẩu.
Để gia vị, hương liệu của Việt Nam xuất khẩu thành công ra thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị, các doanh nghiệp cần áp dụng khoa học công nghệ, có thể nghiên cứu phát triển sản phẩm; tìm hiểu hương vị của các nước để làm ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của thị trường này.
Đối với thị trường châu Âu, ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V Hà Lan chia sẻ, để gia vị Việt thâm nhập vào thị trường châu Âu, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường khối này. 
Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.