Lúa Đông Xuân trước nguy cơ hạn cuối vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng nóng kéo dài đã làm mực nước tại các con suối, đập dâng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai sụt giảm. Nhiều diện tích lúa Đông Xuân vì thế có nguy cơ bị hạn cuối vụ.

lua-dong-xuan-truoc-nguy-co-han-cuoi-vu-bg.jpg
Ông Rah Lan Hble (làng Amo, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) bơm nước tưới cho ruộng lúa. Ảnh: N.D

Thời điểm này, nguồn nước tại đập dâng Ia Pet và suối Ia Pet đang xuống thấp khiến nhiều diện tích lúa nước ở xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) bị khô héo vì thiếu nước tưới.

Đang bơm nước để cứu 1 sào lúa trong giai đoạn làm đòng, ông Rah Lan Hble (làng Amo, xã Bờ Ngoong) chia sẻ: Những ngày này, dân làng đang túc trực để bơm nước tưới cho cây lúa. Tuy nhiên, lượng nước từ đập dâng và suối Ia Pet đang xuống thấp, không đủ để bơm tưới liên tục.

Hàng ngày, tôi phải túc trực chờ có nước để bơm tưới. Song, với tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay thì không biết có đủ lượng nước cho cây lúa trong giai đoạn cuối vụ hay không.

Còn bà Rah Lan Hlơi (làng Phăm Klăh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) thì cho hay: Nắng nóng kéo dài liên tục khiến lượng nước suối Ia Pet đang khô cạn. Hiện nay, 3 sào lúa của gia đình bà đang trong giai đoạn trổ đòng nhưng thiếu nước tưới. Gia đình phải đưa máy bơm nhỏ đặt dưới lòng suối chờ nước mạch rỉ ra để bơm nước cứu cây lúa.

“Khu vực này thường bị thiếu nước tưới vào cuối vụ Đông Xuân. Việc thiếu nước tưới khiến gia đình tôi rất lo lắng về nguy cơ mất mùa”-bà Hlơi nói.

Ông Lê Duy Khương-Chủ tịch UBND xã Bờ Ngoong-thông tin: Trước khi bắt đầu vụ Đông Xuân 2024-2025, UBND xã khuyến cáo người dân chỉ sản xuất ở những khu vực thuận lợi về nước tưới. Những diện tích thường xuyên bị hạn thì chuyển đổi sang trồng bắp sinh khối và cây khác.

Năm nay, nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại công trình đập dâng Ia Pet suy giảm nên nguy cơ thiếu nước tưới vào cuối vụ rất lớn, nhất là những diện tích lúa nước ở khu vực cao.

Tương tự, tại cánh đồng xã An Phú (TP. Pleiku), một số diện tích lúa nước cũng đang bị khô héo do nắng hạn. Hiện nay, nguồn nước tưới từ hệ thống đập dâng An Phú đang sụt giảm.

Ông Hot (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku) cho biết: Gia đình tôi thuê gần 2 sào đất trên cánh đồng này để trồng lúa hơn 10 năm nay. Từ Tết đến nay, nắng nóng kéo dài đã làm mực nước đập dâng cũng như con suối cách ruộng hơn 20 m giảm mạnh.

Hiện nay, cây lúa đang vào giai đoạn làm đòng nhưng lượng nước chỉ đủ tưới cho hơn 1 sào, diện tích còn lại nếu không có mưa thì nguy cơ mất mùa rất lớn.

2luong-nuoc-it-oi-tai-dap-dang-ia-pet.jpg
Lượng nước ít ỏi tại đập dâng Ia Pet (huyện Chư Sê). Ảnh: N.D

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đang quản lý 17 hồ chứa và 28 đập dâng. Đến nay, nguồn nước tại đa số các hồ chứa vẫn cơ bản đảm bảo cung cấp cho cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025.

Tuy nhiên, tại một số đập dâng như: Ia Vê, Ia Lốp (huyện Chư Prông), Phạm Kleo, Ia Pet (huyện Chư Sê), An Phú (TP. Pleiku), lượng nước đang bắt đầu giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Lương-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh-thông tin: Năm 2024, lượng mưa đạt thấp hơn so với những năm trước nên một số công trình tích nước không đảm bảo. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm, thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, nắng nóng cùng gió mạnh khiến lượng nước tại các hồ chứa và đập dâng bốc hơi nhanh dẫn đến nguồn nước sụt giảm.

Hiện nay, lượng nước tại các đập dâng do đơn vị quản lý như An Phú, Ia Pet, Phạm Kleo… đang giảm dần nên nguy cơ hạn cuối vụ rất lớn. Công ty đã xây dựng phương án chống hạn cho từng công trình và điều tiết giảm diện tích tưới tại một số đập dâng để tránh hạn cuối vụ.

“Công ty đang chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy ở các đập dâng có nguy cơ thiếu nước tưới; tổ chức tưới luân phiên giữa các loại cây trồng; kiểm tra, sửa chữa những vị trí bị rò rỉ nước để tránh thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Đồng thời, cử lực lượng bám sát khu tưới, tăng cường nhân lực điều tiết, phân lịch tưới luân phiên, trong đó ưu tiên cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng”-ông Lương cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.