Giá tiêu giảm mạnh, vì sao doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua nhiều hạt tiêu Việt Nam?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá tiêu đen tại thị trường nội địa đang giảm mạnh so với tháng trước, mức giảm từ 2.500– 3.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát). Trên thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang mua nhiều hơn hạt tiêu từ Việt Nam.

Giá tiêu giảm mạnh, vì sao doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua nhiều hạt tiêu Việt Nam?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện giá tiêu đen tại thị trường nội địa đang giảm mạnh so với tháng trước. Mức giảm từ 2.500 – 3.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/2/2022, xuống còn dao động trong khoảng 77.000 – 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu giảm cao nhất 3.500 đồng/kg, diễn ra ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai; mức giảm 3.000 đồng/kg diễn ra ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Giá tiêu tại Gia Lai giảm khoảng 2.500 đồng/kg.

Giá tiêu trắng cũng giảm 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 2, hiện đạt mức 119.000 đồng/kg. Mặc dù giá tiêu trắng giảm, nhưng vẫn đang cao hơn so với mức giá 103.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

 

Giá tiêu tại các vùng trồng tiêu lớn như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đang dao động từ 77.000 - 80.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ: Dân Việt
Giá tiêu tại các vùng trồng tiêu lớn như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đang dao động từ 77.000 - 80.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ: Dân Việt


Giao dịch hạt tiêu thế giới diễn ra khá ảm đạm. Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu.

Mặc dù vậy, xu hướng giảm giá được dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm. Tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm.

Hiện, các vùng trồng tiêu của nước ta đang đẩy mạnh thu hoạch hồ tiêu, vì vậy có thông tin các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm. Dự kiến các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l đang ở mức 4.000 USD/tấn và 4.200 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với tháng trước. Tương tự, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu cũng tăng 50 USD/ tấn so với ngày 28/2/2022, lên mức 6.000 USD/tấn.

Tại phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức vừa qua, ông Tevfik Donmez, một doanh nhân đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã có 20 năm nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam, cho biết, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gia vị của Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng lên trong những năm qua, nhất là đối với mặt hàng hạt tiêu.

Người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá tiêu đen Việt Nam tốt hơn sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Indonesia về độ cay, hương vị… Vì vậy, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang mua nhiều hơn hạt tiêu từ Việt Nam.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2021, gần 4.000 tấn hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kì, trị giá hơn 12 triệu USD.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có quy mô kinh tế lớn, hoạt động ngoại thương sôi động và nhu cầu tiêu dùng cao với số dân tới gần 84 triệu người. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 châu Âu, thứ 16 thế giới và thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây là thị trường tiềm năng, cửa ngõ quan trọng vào khu vực Trung Đông, là nơi trung chuyển vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, sữa và sản phẩm sữa, hạt tiêu, đồ gỗ, cao su, chè, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử…

Ông Lê Phú Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Việt Nam cần tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại địa bàn, tham gia giao dịch, quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện hội chợ, triển lãm quy mô lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp phân phối, chế biến của Thổ Nhĩ Kỳ.

https://danviet.vn/gia-tieu-giam-manh-vi-sao-doanh-nghiep-tho-nhi-ky-muon-mua-nhieu-hat-tieu-viet-nam-20220404001254014.htm
 

Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.