Gia Lai trúng đậm mùa cúc pha lê, chưa đến tết đã hết nhẵn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng nghìn chậu cúc pha lê tại làng hoa cúc phường Thắng Lợi, TP.Pleiku (Gia Lai) chưa kịp bung hoa khách đã đặt hết hàng. Với giá từ 200.000 đến 500.000 đồng/chậu, nhiều hộ dân thu lãi lớn sau hơn 4 tháng xuống giống.
Nhờ loại bông vàng này mà cái tết Kỷ Hợi 2019 đã ấm áp hơn với một số gia đình ở phường Thắng Lợi sau mùa cà phê ảm đạm. Chỉ sau hơn 4 tháng xuống giống và chăm sóc, người dân đã có những chậu cúc đẹp rực rỡ phục vụ khách hàng kiếm thêm thu nhập.
 
Chỉ mới hé nụ, nhiều nhà vườn ở làng cúc đường Lạc Long Quân khách đã đặt hết hàng.
Theo đó, những ngày này tại làng hoa cúc ven TP.Pleiku dường như nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng nói cười của chủ vườn và khách hàng. Chủ vườn thì trúng đậm mùa cúc vàng, còn khách hàng đã có chậu hoa rực rỡ trang hoàng nhà cửa đón xuân.
Dù còn 10 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hàng nghìn chậu cúc pha lê tại làng cúc phường Thắng Lợi đã có chủ, chỉ chờ ngày chuyển đi.
 
Trúng đậm mùa cúc, nhiều nhà vườn phấn khởi đón tết ấm no.
Trò chuyện với PV, ông Hoàng Xuân Sáng (55 tuổi, trú tại phường Thắng Lợi) phấn khởi cho hay: “Năm nay tôi xuống giống 800 chậu, nhờ thời tiết thuận lợi nên nấm không xuất hiện nhiều như năm ngoái. Không những được mùa, năm nay loại cúc pha lê này còn rất đắt hàng, chưa kịp bung nụ khách hàng đã đặt cọc sẵn. Trong số 800 chậu, có 350 chậu giá 200.000 – 300.000 đồng còn lại là 180.000 đồng. Sau 4 tháng xuống giống tôi thu về được 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 70 triệu, vừa lãi nhiều, vừa khỏe hơn trồng cà phê…”.
 
Mỗi chậu cúc có giá từ 200.000 đồng đến 550.000 đồng.
Không chỉ đắt khách, những chậu cúc pha lê tại làng hoa này còn rất chất lượng bởi bông to, bung nụ đều. Với số lượng từ 500 – 900 chậu, sau khi trừ đi chi phí nhiều chủ vườn rủng rỉnh bỏ túi 70 – 80 triệu đồng chỉ sau 4 tháng.
 
Thời tiết năm nay rất thuận lợi nên cúc bông bung rất đều và to
 
 Thời gian này cúc sẽ bung một phần cánh, đến giáp tết sẽ nở rộ
Vừa tất bật bàn giao hoa cho khách, ông Nguyễn Văn Hồng (47 tuổi, trú tại phường Thắng Lợi) chia sẻ: “Năm nay thời tiết rất thuận lợi nên cúc không mắc nhiều loại bệnh. Nếu ở thời điểm này năm ngoái lá cúc, thậm chí là bông cúc cũng nhiễm nấm thì năm nay rất ít, không ảnh hưởng đến hoa. Trừ hết các chi phí công sức chăm bón, với 800 chậu bông vàng này tôi lãi được hơn 70 triệu. Năm nay cũng may, vừa được mùa lại đắt hàng nữa. Giờ đến tết chỉ đợi ngày khách đến lấy về thôi…”.
 
Thời gian này, nhiều vườn đã giao hoa cho khách đặt trước.
 
Với 400 chậu cúc pha lê, cô Nguyễn Thị Phúc (47 tuổi, phường Thắng Lợi) cũng lãi về gần 50 triệu đồng.
Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null