Gia Lai: Tiếp tục khắc phục những hư hỏng tại công trình thủy lợi Plei Keo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan vừa tiến hành kiểm tra lần 2 toàn tuyến kênh công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê) để đánh giá tiến độ sửa chữa, khắc phục những điểm hư hỏng của công trình.

Qua kiểm tra cho thấy, do điều kiện địa hình có độ chênh lệch cao từ mặt cống lấy nước trên mặt đập đầu mối đến khu tưới hạ lưu cuối khoảng 20 m nhưng chiều dài kênh tưới hơn 15 km, một số đoạn đi qua địa hình đồi dốc nhiều hợp thủy, khe suối nên thiết kế kênh chính bê tông đoạn hở, đoạn bố trí tấm nắp và kênh phụ bằng ống thép… Địa hình khu vực xây dựng tuyến kênh khá phức tạp, qua chân đồi kết cấu địa tầng không ổn định nên các tuyến kênh khi vận hành có nguy cơ bị đất đá vùi lấp, nước ngoại lai đổ vào kênh.

 Đơn vị thi công tiến hành sửa chữa một điểm hư hỏng trên tuyến kênh thủy lợi Plei Keo. Ảnh: N.D
Đơn vị thi công tiến hành sửa chữa một điểm hư hỏng trên tuyến kênh thủy lợi Plei Keo. Ảnh: Nguyễn Diệp


Phần tường kênh, đáy kênh cơ bản ổn định, đang dẫn nước tưới, chưa xuất hiện rò rỉ. Một số vị trí có hiện tượng rạn nứt chân chim phần bê tông tường kênh và tấm đan đậy nắp kênh. Một số vị trí tiếp giáp giữa thanh giằng kênh và tường kênh chưa đạt yêu cầu về thẩm mỹ và chất lượng. Một số thanh giằng bị đập phá, một số bị nứt vỡ hư hỏng. Phần cửa vào và cửa ra của một số cầu máng, ống thép bị nứt không có tấm nắp. Phần đất đắp phía ngoài phần cửa vào, cửa ra bị xói lở, một số vị trí cửa vào ống thép chưa tháo dỡ ván khuôn đổ bê tông. Tại một số cống tiêu trên các tuyến kênh phần gia cố bằng bê tông mái ngoài trên cống tiêu còn bị sụt lún, hư hỏng, hở hàm ếch, cửa vào của các hố bơm chưa được bố trí tấm đan bê tông lưới thép…

Theo lý giải của UBND huyện Chư Sê và đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng Nghĩa Hành, gói thầu có khối lượng thi công lớn với chiều dài kênh hơn 15 km, lại thực hiện trong thời gian ngắn, đường vận chuyển vật liệu khó khăn phải thi công trong mùa mưa. Một số vị trí kênh chính, kênh nhánh N1 bị hư hỏng, giằng kênh bị gãy là do phương tiện cơ giới đi qua kênh để san gạt đồng ruộng. Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng công trình của nhà thầu, tư vấn giám sát xây dựng chưa chặt chẽ dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên.  

Đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công cần nhanh chóng sửa chữa trước khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null