Gia Lai: Thu nhập khá từ chăm sóc mai sau Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau Tết, các nhà vườn chuyên trồng mai ở Gia Lai đều hối hả trở lại công việc. Đây là thời điểm họ đón số lượng lớn các khách hàng chuyển mai đến gửi chăm sóc.
Các nhà vườn tất bật chăm sóc mai sau Tết. Ảnh: Hà Phương
Các nhà vườn tất bật chăm sóc mai sau Tết. Ảnh: Hà Phương
Bắt đầu từ mùng 8 tháng Giêng, khu vườn của ông Ngô Thanh Tuấn (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) đã tấp nập khách chở mai đến gửi. Ngoài số mai được ông Tuấn cho thuê những ngày Tết, còn rất nhiều chậu mai được khách hàng gửi chăm sóc cho Tết năm sau.
Bà Nguyễn Thị Liễu (tổ 2, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) cho biết: “Cây mai nhà tôi hơn 10 năm tuổi. Do không có kinh nghiệm chăm sóc nên tôi đem đến gửi ông Tuấn. Gửi cây cho nhà vườn chăm sóc thì mình yên tâm sẽ có mai đẹp cho Tết năm sau”.
Với kinh nghiệm gần 20 năm chăm sóc mai cảnh, năm nay, ông Đặng Kiệt (thôn 6, xã Trà Đa, TP. Pleiku) đảm nhận phục hồi, uốn tỉa cho hơn 200 cây mai. Trong số này có gần 100 cây nhận của những khách hàng thân thiết hàng năm.
Theo ông Kiệt, tiền công chăm sóc mai được gửi trong vòng 1 năm và tính bằng 1/3 giá trị của cây. Mai tuy ưa nắng nhưng không có khả năng chịu hạn. Do đó, sau khi cắt tỉa cành và thay đất, nhà vườn hàng ngày vẫn phải tưới nước để tránh chết rễ.
“Tết vừa rồi tôi thu hơn 60 triệu đồng từ tiền công chăm sóc mai. Nếu mai không bung hoa đúng dịp Tết thì tôi thay thế bằng cây khác có giá trị tương đương”-ông Kiệt cho hay.
Gia đình ông Nguyễn Đăng Khôi (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chăm sóc các chậu mai. Ảnh: Hà Phương
Gia đình ông Nguyễn Đăng Khôi (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chăm sóc các chậu mai. Ảnh: Hà Phương
Hơn 30 năm gắn bó với loài hoa xuân này, ông Nguyễn Đăng Khôi (tổ 7, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) đã sưu tầm trên 400 gốc mai, trong đó có nhiều cây hàng chục năm tuổi. Vừa rồi, đa số mai trong vườn nhà ông đều nở hoa đúng dịp Tết. Ông Khôi cho biết: Từ mùng 7 tới 20 tháng Giêng, tôi tiến hành cắt hết cả hoa lẫn nụ.
“Sau những ngày chưng Tết mà không cắt nụ thì mai bị mất sức, do phải nuôi hạt của đài hoa. Ngoài ra, nếu không cắt tỉa bớt cành thì ánh nắng không chiếu được vào thân cây rất dễ bị nấm bệnh. Để mai nở đúng dịp Tết, nhà vườn cần tính toán kỹ về thời gian cho các công đoạn chăm sóc”-ông Khôi chia sẻ.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.