Gia Lai: Thời tiết thất thường, dân "khóc ròng" vì bí đỏ "mất mùa, mất giá"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời tiết nắng, mưa thất thường đã khiến hàng trăm diện tích bí đỏ trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) và các huyện như Kong Chro, Ia Pa rơi vào thảm cảnh mất mùa hơn 50%. Kéo theo đó, thương lái mua giá thấp từ 1.000 – 2.500 đồng/kg khiến nông dân trồng “khóc ròng”.
Huyện Chư Pưh là một trong những huyện có diện tích bí đỏ lớn của tỉnh Gia Lai. Số diện tích bí đỏ chủ yếu tập trung tại các xã: Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ… Trong đó, Ia Phang là xã có diện tích bí đỏ lớn nhất. Tuy đã trong những ngày mùa nhưng  người dân xã Ia Phang vẫn không mặn mà với việc thu hái vì sản lượng và giá giảm mạnh.
Anh Kpuih Tâng (làng Phung A, xã Ia Phang) cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng 1,3 ha bí, thu được khoảng 10 tấn. Giá đầu vụ 10.000 đồng, nhưng sau đó rớt xuống 6.000 đồng, bây giờ xuống còn 2.500 đồng. Chi phí đầu tư hết 15 triệu đồng, chưa tính tiền phân, thuốc, công. Dù thua lỗ nhưng nông dân buộc phải thu hoạch để vớt vát.”.
 
Bí đỏ "mất mùa, mất giá" khiến dân vùng cao lỗ nặng
Trái hẳn với không khí vui tươi của những vụ thu hoạch trước, vụ bí năm nay, người trồng và người thu mua đều buồn thiu vì mất mùa.
Ông Lê Viết Hiền (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) trồng 4 sào bí đỏ từ tháng 5-2019 với chi phí đầu tư ban đầu là 5 triệu đồng. “Những năm trước, với 4 sào này, gia đình tôi thu 7 tấn bí. Nhưng năm nay chỉ thu được 1 tạ, nếu bán chắc được 400 ngàn đồng. Không biết do nắng hạn hay do giống mà bí đỏ không ra quả. Tính ra, năm nay, gia đình tôi lỗ rất nặng”, ông Hiền chán nản nói.
 
Vì không thể để lâu nên người dân phải thu hoạch và bán với giá rẻ để vớt vát lại
Không chỉ người trồng bí đỏ buồn rầu mà người thu mua cũng kém vui. Bà Trần Thị Tuyết Hoa (Chủ một đại lý thu mua bí đỏ ở thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) chia sẻ: “Đầu vụ, giá bí đỏ khoảng 10 ngàn đồng/kg. Giá này là dành cho những quả bí đẹp. Đến nay, giá bí rớt xuống còn 6 ngàn đồng/kg. Dù giá vẫn cao hơn những vụ trước nhưng hiếm hàng lắm. Từ đầu vụ đến giờ, tôi mới mua được 500 tấn bí đỏ, bằng 1/3 năm trước”.
Huyện Chư Pưh có hơn 200 ha bí đỏ. Nếu đạt năng suất, trung bình 1 ha thu khoảng 15-16 tấn bí/ha. Năm nay do nắng hạn kéo dài khiến sản lượng bí giảm 50%.
 
Nhiều vựa bí đỏ thu mua được 1/3 sản lượng năm ngoái và giá cũng rất thấp
Theo thống kê của UBND xã Ia Phang, năm nay, toàn xã có khoảng 250 ha bí đỏ, sản lượng thu chỉ tầm 50% so với những năm trước.
Ông Trần Hoàng (Chủ tịch UBND xã Ia Phang) cho biết: “Hiện nay đang chính vụ thu hoạch bí đỏ nhưng nhiều hộ không muốn thu hoạch. Theo phản ánh của người dân thì bí không ra quả là do vừa rồi hạn dài ngày và cũng có một số người trồng phải giống không đảm bảo chất lượng”.
 Ông Nguyễn Long Khánh (Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh) cho biết: “Những năm trước, toàn huyện có khoảng 700 ha bí đỏ. Năm nay, diện tích giảm một nửa. Dù giá bí khá cao nhưng người dân vẫn thua lỗ. Nguyên nhân là do đợt nắng hạn xảy ra trên địa bàn huyện vào tháng 7/2019 khiến cây không đậu quả.”.
 Phạm Hoàng (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.