Gia Lai tập huấn về tăng cường năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 9-12, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai khai mạc tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về tăng cường năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định dạng Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chương trình tập huấn diễn ra trong 2 đợt: đợt 1 từ ngày 9 đến 11-12 và đợt 2 từ ngày 12 đến 14-12. Tham dự tập huấn có gần 1.000 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy bậc THCS, THPT trong tỉnh.

img-6014.jpg
Các đại biểu dự tập huấn. Ảnh: Lạc Hà

Tại lớp tập huấn, đại biểu được tiếp cận những nội dung về kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh; các hình thức, phương pháp, kỹ thuật và công cụ thường sử dụng trong kiểm tra, đánh giá học sinh THPT để phát triển phẩm chất, năng lực người học; kiểm tra, đánh giá định kỳ theo định hướng thi tốt nghiệp THPT cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và Pháp luật, Tiếng Anh, Ngữ văn).

Bên cạnh đó, các đại biểu được tìm hiểu về xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá để đưa vào kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học chính khóa và ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Toàn cảnh tập huấn về tăng cường năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định dạng Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Clip: Lạc Hà

Có thể bạn quan tâm

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.